Menu

IMC – Đề xuất góp ý xây dựng khung pháp lý quản lý TPCN tại Việt Nam

IMC – Đề xuất góp ý xây dựng khung pháp lý quản lý TPCN tại Việt Nam

IMC – Nhằm chỉ ra những tác dụng to lớn của thực phẩm chức năng đối với sức khỏe con người, tiềm năng to lớn của thực phẩm chức năng đối với nền kinh tế đất nước, đồng thời đề ra những giải pháp phù hợp và kịp thời giúp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng Việt Nam phát triển một cách lành mạnh, ổn định trong thời gian tới, được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Thực phẩm chức năng tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đề xuất góp ý xây dựng khung pháp lý quản lý thực phẩm chức năng tại Việt Nam”.

Buổi tọa đàm kéo dài từ 14h00 – 17h00 ngày 05/5/2017 tại hội trường 3, tầng 7, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội và được tường thuật trực tuyến tại địa chỉ: http://enternews.vn.

san xuat duoc (2) (Copy)

Khách mời tọa đàm gồm: TS Trịnh Quân Huấn – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; TS Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế); TS Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế); Đại diện lãnh đạo Ban Pháp chế (VCCI); PGS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng; GS.TS Nguyễn Lân Dũng – Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam; Bác sỹ, Luật gia Phạm Hưng Củng – Tổng Thư ký Hiệp hội Thực phẩm Chức năng; Dược sĩ Nguyễn Xuân Hoàng – Chủ tịch HĐTV Cty Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC) cùng nhiều đại diện các đơn vị khác.

Tọa đàm được chia làm 3 phần chính:

Phần 1: Tiểm năng phát triển ngành Thực phẩm chức năng tại Việt Nam

Phần 2: Thực trạng sản xuất và kinh doanh TPCN tại Việt Nam

Phần 3: Giải pháp từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các DN sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng…

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển kinh tế đất nước, thu nhập và mức độ quan tâm đến sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao nên thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam phát triển không ngừng. Một đánh giá mới đây của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết: “Thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam trong những năm qua đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 60 sản phẩm thực phẩm chức năng của 15 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới 3.600 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 6.800 sản phẩm đang lưu hành”.

Như vậy, với dân số khá cao lên đến 94 triệu người, mức chi tiêu cho sử dụng thực phẩm chức năng còn thấp so với khu vực cùng mối quan tâm đến sức khỏe của người dân Việt Nam ngày càng cao chính là những yếu tố căn bản thúc đẩy ngành thực phẩm chức năng Việt Nam tiếp tục phát triển không ngừng trong những năm tiếp theo.

Mặc dù được kỳ vọng và trên thực tế đã có bước phát triển khá mạnh mẽ, tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều vấn đề bất cập. Do những quy định, chế tài cũng như công tác quản lý còn nhiều hạn chế nên việc sản xuất, phân phối thực phẩm chức năng phát triển một cách tự phát, tràn lan và thiếu minh bạch. Lợi dụng kẽ hở nhiều doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thực phẩm chức năng đã đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, công dụng không đúng với thực tế, tác dụng hỗ trợ sức khỏe không đúng so với quảng cáo khiến người tiêu dùng khó phân biệt, mất phương hướng, dẫn đến thiếu niềm tin và xa hơn là cảnh giác và tẩy chay sản phẩm.

san xuat duoc (1)

 

Theo Ông Nguyễn Xuân Hoàng – CTHĐTV công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế (IMC): “TPCN cần quản lý theo chuỗi giá trị từ đầu vào, từ nguyên liệu theo chuẩn tới việc nghiên cứu, sản xuất, ghi nhãn, phân phối, quảng cáo và nên bổ sung tiêu chuẩn GLP (kiểm nghiệm sản phẩm tốt), GSP (bảo quản tốt) có lộ trình để các DN . Điều này sẽ giúp các DN lớn dần lên và lớn đến đâu sẽ chuẩn hóa tới đó để phát huy tiềm năng DN trong nước. Cái gì DN làm được thì nhà nước không nên làm để giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho nhà nước và hỗ trợ Khởi nghiệp. Các DN sẽ Khởi nghiệp trên cơ sở kiểm nghiệm, đánh giá và cấp chứng nhận, đánh giá tác dụng và hiệu quả sản phẩm,… Đây chính là các bên thứ 3. Nhà nước nên khuyến khích điều này và trong nghị định”.