Menu

ĂN CHAY HAY ĂN MẶN

ĂN CHAY HAY ĂN MẶN

Thời gian gần đây, làn sóng ăn chay ùa vào Việt Nam, số người ăn chay tăng chóng mặt tới mức theo thống kê có tới 55% người được khảo sát ở nhiều lứa tuổi ăn chay. Nhiều người ăn chay vì tôn giáo, có người ăn chay vì muốn bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật, người thì vì muốn tốt cho sức khỏe. Và câu hỏi ăn chay hay ăn mặn tốt hơn được đặt ra.

Trước tiên chúng ta tìm hiểu về thế nào là ăn chay, thế nào là ăn mặn, mặt tốt và mặt hạn chế của từng loại.

Ăn chay là gì?

Ăn chay là chế độ mà người ăn sẽ không được sử dụng thịt, trứng và các loại thực phẩm có liên quan đến động vật. Chỉ được phép sử dụng các thực phẩm từ thực vật như rau củ quả, các loại hạt, đậu.

hạt

Ăn mặn là gì?

Ăn mặn là chế độ ăn uống bình thường của mỗi người, trong đó, bạn có thể ăn bất kỳ loại thực phẩm có nguồn gốc từ cả động vật và thực vật.

Ưu nhược điểm của ăn chay

viec-lam-cho-nguoi-an-chay-6

 

Ưu điểm

  • Protein thực vật: loại protein này có công dụng tuyệt vời trong việc hạn chế các bệnh về sỏi thận và bệnh loãng xương. Vì vậy, giữa ăn chay và ăn mặn thì việc ăn chay sẽ rất phù hợp với những người lớn tuổi.
  • Vitamin và chất chống lão hóa: Thực phẩm từ thực vật sẽ cung cấp các loại vitamin C, E và chất chống lão hóa Antioxidant giúp chống lại các căn bệnh và chống lão hóa hiệu quả. Ngoài ra, Antioxidant cũng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư rất tốt. Do đó, khả năng mắc bệnh ung thư của người ăn mặn gấp đôi so với người ăn chay.
  • Chất béo: do không sử dụng thịt trong khẩu phần ăn nên hàm lượng chất béo trong có thể những người ăn chay sẽ rất thấp, nhờ đó, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành.

 Nhược điểm

  • Nguy cơ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng ở người ăn chay thường cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy, các loại vitamin B12, vitamin A, vitamin D, canxi, sắt, kẽm, DHA là các loại vitamin và khoáng chất người ăn chay dễ bị thiếu hụt. Trong đó, nghiên cứu cho thấy có khoảng 68% số người ăn chay thiếu hụt vitamin B12. Loại vitamin này tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu, dẫn truyền các xung thần kinh, sản xuất các bao myelin thần kinh. Thiếu hụt vitamin B12 khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, trí nhớ giảm.
  • Vitamin A và vitamin D gần như chỉ có trong thịt động vật. Một số thực vật có chứa chất tiền vitamin A nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Thiết vitamin A có thể dẫn đến chậm phát triển, đề kháng yếu, giảm thị lực. Thiếu vitamin D là nguyên nhân của bệnh còi xương và loãng xương, bệnh tim mạch, hen suyễn và ung thư.
  • Các nghiên cứu cho thấy, protein từ thực vật chứa ít acid amin hơn protein động vật. Vì thế, người ăn chay, nhất là ăn chay trường có nguy cơ thiếu protein. Ngoài ra, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng tiềm ẩn nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản… cao hơn thực phẩm từ động vật.

Ưu nhược điểm của ăn mặn

cach-uop-lam-thit-bo-bit-tet-1

Ưu điểm

Việc ăn mặn sẽ giúp cơ thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm:

  • Protein: trong thịt, cá, trứng và các loại ngũ cốc, hạt, đậu, hoa quả sẽ có chứa một lượng lớn protein để bổ sung cho cơ thể trong mỗi bữa ăn.
  • Vitamin B12: đây là chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng và một phần nhỏ từ ngũ cốc, sữa. Vitamin B12 có một vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu và dây thần kinh, khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng hồng cầu sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu, gây ra tình trạng chóng mặt.
  • Omega 3: trong các loài cá có chứa một lượng lớn omag 3 có vai trò trong việc hạn chế những bệnh liên quan đến máu như tai biến, đông cục máu và phòng tránh được bệnh tim.
  • Sắt: trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật đều có chứa sắt. Tuy nhiên, sắt từ thực phẩm động vật sẽ dễ hấp thụ hơn rất nhiều.

Nhược điểm

  • Nhiều nghiên cứu cho thấy người ăn thịt thường có huyết áp trung bình, nồng độ cholesterol trong máu cao hơn người ăn chay. Vì vậy người theo chế độ ăn mặn cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng như bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim… cao hơn.
  • Chế độ ăn nhiều thịt và nhiều mỡ dẫn đến dư thừa axit béo và triglyceride – chúng có thể ức chế hoạt động của insulin và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
  • Ăn nhiều thịt khiến thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải urê và acid uric. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, thận. Nếu axit uric lắng đọng trong khớp có thể gây bệnh gout.

Vậy nên chọn ăn chay hay ăn mặn?

Chưa hề có ai thành phật nhờ ăn chay, chưa hề có ai thành chính giác, chứng quả bồ đề, trí tuệ khai sáng, phước báu gì ghê gớm nhờ ăn chay.

Ăn chay là đề xướng sau này chứ không phải là nguyên thủy của đạo Phật. Phật giáo nguyên thủy không ăn chay, ngày xưa khi Phật và các vị Tì – Kheo đi khất thực, mà đã khất thực rồi sao còn đòi hỏi, nên Phật hoan hỉ ăn tất cả các đồ ăn được chúng sinh cúng dường. Ăn mặn nhưng với tâm từ bi, tâm không chấp chước, không phán xét. Ăn gì cũng được, thực phẩm chỉ là để nuôi sống cơ thể, miễn là không tự tay giết hại con vật hoặc không phải vì mình mà con vật đó bị giết hại.

Người ăn chay không nên chê người ăn mặn là tu thấp. Tu hành không dựa trên việc ăn chay hay ăn mặn, mà dựa trên sự chuyển hóa tham – sân – si. Nhiều bạn ăn chay nhưng lại có thái độ với những người ăn mặn. Tôi biết có bạn, khi bạn ý mới ăn chay bố mẹ chưa biết, lúc bạn ý về quê bố mẹ nấu nhiều món ngon, bổ, từ thịt động vật để bồi bổ cho con thì bạn ấy nhấm nhẳng, chê trách là sao lại giết hại động vật nhiều thế? làm cho họ thấy rất buồn lòng.

Bạn ăn chay mà sống trong môi trường tập thể khi đi liên hoan cùng cơ quan mà bạn thấy ghê khi mọi người ăn toàn thịt, rồi thu mình lại một góc, các lần sau không tham gia với mọi người vì bạn thấy mọi người ăn thịt động vật thế là rất đáng chê, là sát sinh, tàn ác. Vậy việc ăn chay đó của bạn đâu còn có ý nghĩa gì đâu khi tâm của bạn vẫn phán xét, vẫn sân si, thái độ ấy thật đáng thương!

Rồi ăn chay mà người ta lại làm giả thành những con tôm, cá, gà, vịt, bò, heo…ăn chay mà lại tưởng tượng mình đang ăn mặn để ăn ngon hơn thì thà ăn mặn còn hơn.

1714462

Với tôi, ăn chay cũng được, ăn mặn cũng được, nhưng thái độ ăn mới là quan trọng!

Ăn chay cũng được, ăn mặn cũng được, có ăn là được. Ăn ngon cũng được, không ngon cũng được, có ăn là được.

Đôi khi chúng ta ăn mà còn không biết mình đang ăn, vì còn bận nhìn và lướt điện thoại, mải suy mưu, tính kế, cho thức ăn vào miệng và nuốt trong vô thức. Có người đang ăn gì trong miệng mình còn không biết. Thậm chí có những người nuốt ăn trong sân hận thì loại thức ăn mà bạn ăn vào dù là chay hay là mặn nó đều có hại cho sức khỏe của bạn.

Khi ăn, chúng ta nên ăn trong niềm vui, hạnh phúc, ăn với lòng biết ơn của mình, biết ơn người trồng ra hạt lúa, ra rau củ, nuôi con gà, con lợn….biết ơn người nấu cho chúng ta ăn. Biết ơn cả những người ngồi ăn cùng để cho chúng ta một bầu không khí vui vẻ.

Ăn phải biết mình đang ăn gì? Vị nó ngon, ngọt, giòn.. ra sao, ăn như thế mới là ăn trong chánh niệm.

Tôi nghĩ, con người chúng ta là một loại động vật cao cấp. Chúng ta sống trong chuỗi thức ăn của tự nhiên thì việc chúng ta thưởng thức nhiều món ăn ngon và đa dạng thì cũng là điều bình thường. Sao phải chỉ gò mình vào việc ăn chay mà bảo..…thế mới có tình thương cho mọi chúng sinh.

Chúng ta sống trong chuỗi thức ăn tự nhiên nhưng không tàn sát muôn loài để thỏa mãn lòng tham lam vô đối, hay không giết động vật cho các bữa tiệc xa hoa để thỏa mãn sự vui thú của mình, chúng ta ăn chỉ đủ để nuôi và duy trì sự sống của mình thì có gì là xấu đâu?

Chỉ có điều, khi chúng ta giết một con chim bồ câu lông trắng muốt, mắt tròn xoe nhìn đáng yêu vô cùng, hay những con bò chúng còn biết khóc trước khi bị giết, rồi những hành động giãy giụa của chúng làm tổn thương tới lòng từ bi của chúng ta hơn là khi chúng ta ngắt một cành cây, ngọn cỏ.

Nhiều người nhầm tưởng rằng, thực vật không có cảm xúc. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu ở Mỹ người ta thấy rằng, khi cho một đoàn người chuyên chặt phá rừng vào thí nghiệm trong một khu rừng thì người ta đo được dòng từ trường mà các cây cối trong khu rừng đó phát ra rất lớn vì chúng sợ hãi, run rẩy. Cũng với khu rừng ấy, họ đưa một đám người hiền hậu với thiên nhiên, trồng cây, yêu cây vào thì khu rừng rất bình yên, hiền hòa, không có dòng từ trường mạnh được phát ra. Như vậy, cây cối cũng có cảm xúc. Tuy nhiên, cái thức của thực vật nó rất yếu, nên khi chúng ta ngắt những ngọn rau chúng không run sợ, kêu la thảm thiết được nên nó không làm tổn thương tới lòng từ bi của chúng ta thôi. Như vậy dù bạn ăn thịt động vật hay ăn chay thì cũng làm tổn thương tới các sinh linh khác. Chứ không phải bạn ăn thực vật thì là từ bi đâu?

Nhưng chúng ta vẫn cần ăn để sống, điều quan trọng cơ thể bạn cần loại thức ăn nào? Cơ thể bạn thích thức ăn nào? Cơ thể bạn có nhẹ nhõm, có hạnh phúc không? Ăn uống không phải là triết học, cũng không phải vì tôn giáo, ăn uống là vì cơ thể bạn, nếu bạn quan sát cơ thể thì bạn sẽ thấy cơ thể bạn sẽ nhẹ nhõm hơn khi ăn thực vật.

Nên với bài viết này tôi vẫn khuyên mọi người nên ăn thiên nhiều về nhóm thực vật để tốt hơn cho sức khỏe. Bởi thực vật giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa hơn động vật. Và nhất là ăn rau tươi sống để bổ sung cho cơ thể nguồn enzyme dồi dào. Nên ăn sống các loại rau “Water rich food”. (Những loại rau có chứa từ 90% nước trở lên như: cà chua, dưa leo, ớt chuông, cải xanh, cải bắp, xà lách, dưa hấu, cà rốt, dâu tây, cần tây, cam…)

Thực đơn hoàn hảo cho một người khỏe mạnh nên là 85% là thực vật và 15% là động vật (hoặc có thể thấp hơn là 70% thực vật, 30% động vật) thiên về các loại động vật thịt trắng, hai chân và không có chân như: gà, vịt, cá… và chọn cá nhỏ ăn cả con là tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn không ăn theo một công thức nào thì cũng không sao cả, bạn có thể chọn những thức ăn mà bạn thấy tốt cho cơ thể và ăn trong an lành, hạnh phúc. Ăn với lòng biết ơn mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho bạn thực phẩm, ăn đủ, đừng hoang phí thực phẩm, thế cũng đã là tốt rồi.

Ăn gì cũng được, đó là sự lựa chọn của bạn. Bởi, thái độ ăn mới là quan trọng!

diete-vegetariana-para-niños

Đoàn Ngọc