Menu

TPP – Góc nhìn từ Hệ thống IMC

TPP – (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái bình dương đã được các bộ trưởng thương mại ký kết đem lại tự do cho một khối 800 triệu người với hơn 40% GDP toàn cầu. 12 thành viên như Canada, Hoa kỳ, Mexico, Chile, Úc, Nhật bản, Việt nam, Singapore, Brunei…

kiem nghiem (4), kiếm nghiệm thực phẩm chức năng, nghiên cứu thực phẩm chức năng, thực phẩm chức năng cao cấp Việt Nam, nhà sản xuất thực phẩm chức năng,

Hiệp định này có những đặc điểm chính giúp các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường trong khối một cách thuận lợi như :

  • Xóa bỏ rào cản nhập khẩu (nhất là lĩnh vực thuế quan)
  • Thống nhất lại luật lệ (phải thay đổi các luật, nghị định của VN cho phù hợp quốc tế)
  • Lượng giao dịch hàng hóa tăng (chiếm 26% thương mại thế giới)
  • Trung quốc không tham gia TPP (không được tham gia)
  • Các công ty có quyền kiện chính phủ ra tòa án của TPP
  • Có trọng tài kinh tế riêng của khối.
  • ….

Để được hưởng chính sách thuế ưu đãi (gần như bằng 0) các sản phẩm /hàng hóa phải có xuất xứ từ các nước thuộc khối TPP và các nước sẽ có các yêu cầu chứng nhận xuất xứ khác nhau, những nước như Hoa kỳ, Nhật các DN được quyền tự chứng nhận xuất xứ, còn các nước như chúng ta có thể cần phải có bên thứ 3 (tổ chức chứng nhận độc lập như ASIA CERT) .

IMC, nghien cuu san xuat thuc pham chuc nang (7) (Copy)

Khi TPP có hiệu lực – có lẽ đầu năm 2017 sẽ là một cuộc chiến khốc liệt cho thị trường TPCN VN. Bắt buộc chính phủ VN phải cải cách thể chế nhất là thể chế hành chính, dỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh. Bộ y tế cũng chuẩn bị ban hành Nghị định điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm trong đó có TPCN, sẽ yêu cầu các DN sản xuất phải có GMP. Các sản phẩm nước ngoài sẽ tràn ngập thị trường, trong đó chỉ có ít các nhà sản xuất TPCN có thể đáp ứng. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay đối với TPCN VN và cả IMC là chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập từ TQ, Ấn độ , do vậy cần phải có giải pháp chiến lược để giảm bớt dần sự phụ thuộc này.

Vậy chúng ta phải làm gì?

Về mặt tổ chức : chúng ta rà soát lại cơ cấu nhân sự theo hướng tinh giản, tăng cường đào tạo kỹ năng, kiến thức và đặc biệt là về tâm thái. Các phòng ban chủ động đưa ra các giải pháp và thông qua ban điều hành.

Về các quy trình: rà soát lại toàn bộ các quy trình, cải tiến liên tục (Kaizen) theo hướng đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra. Cần đào tạo liên tục về việc thực hiện các thao tác chuẩn trong các quy trình, tìm cơ chế thích hợp phát huy sáng tạo của CB CNV.

Về sự phối hợp : các bộ phận, phòng ban cần giao lưu, chia xẻ các mô hình, các kinh nghiệm của bộ phận mình cho các bộ phận liên quan nhằm phối hợp tốt nhất. Thông qua các buổi đào tạo văn hóa nên đưa chương trình đó vào.

kiem nghiem, thực phẩm chức năng, IMC, TPP,

Về nghiên cứu phát triển: việc R&D cần chuyển hướng sang các bài thuốc, các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu nam, cây bản địa để có xuất xứ Việt nam.

Về sản xuất : hoàn thiện các quy trình theo GMP , Halal, và có thể làm một số tiêu chuẩn Hoa kỳ (SDF chẳng hạn) , chuẩn bị nguyên liệu tốt , tạo vùng sản xuất hoạc liên kết chung chuỗi giá trị. Trọng tâm là chuẩn bị các vùng nguyên liệu. Về sản xuất các sản phẩm cao cấp có thể liên doanh liên kết với các DN như Nhật bản, Hoa kỳ (chúng ta đang thực hiện) và các nước khác như Canada, Chile…

Đẩy mạnh hơn nữa thj trường xuất khẩu đặc biệt là trong khối TPP .