Tại nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng của IMC, quy trình sản xuất tại tất cả các phân xưởng đều nghiêm ngặt tuân thủ nguyên tắc GMP thực phẩm chức năng (Nguyên tắc thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng), đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng tiêu chuẩn khi đến tay người tiêu dùng.
IMC cung cấp dịch vụ sản xuất – gia công các sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên nén theo yêu cầu. Dưới đây là Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nén tại nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng của IMC
Các bước trong quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nén
Bước 1: Nhận nguyên vật liệu vào kho
Bước 2: Lấy mẫu kiểm nghiệm nguyên vật liệu
Bước 3: Chuyển đã được kiểm nghiệm vào xưởng sản xuất
Bước 4: Cân chia mẻ, chuyển vào phun sấy tạo cốm, bao trộn ngoài phù hợp với dạng bào chế.
Bước 5: Dập viên – bao phim
Bước 6: Ép vỉ, đóng lọ tùy theo quy cách đã đăng ký
Bước 7: Đóng gói
Bước 8: Lấy mẫu thành phẩm đã đóng gói để kiểm nghiệm
Bước 9: Nhập kho/Lưu hồ sơ/Lưu mẫu –> Phân phối
Tất cả các bước trong quy trình đều được kiểm soát theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt
Tại bước 2, ngay sau khi nguyên liệu vào kho sẽ được lấy mẫu kiểm nghiệm theo các tiêu chuẩn đã thống nhất và công bố từ trước. Yêu cầu của bước này là 100% lô nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn. Nếu đạt, nguyên vật liệu mới được chuyển tiếp sang xưởng sản xuất. Nếu không đạt, quy trình sẽ dừng lại ngay. Bởi vậy, để đảm bảo quá trình sản xuất được thông suốt, IMC đã có bước lựa chọn đánh giá nhà cung cấp nguyên vật liệu từ trước để đảm bảo nguyên vật liệu có chất lượng đúng tiêu chuẩn. Đồng thời, IMC cũng có dịch vụ giới thiệu – tư vấn cho đối tác về bước chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu này.
Các bước 4 – 5 – 6 – 7 của quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nén được triển khai trên dây chuyền tự động với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, bao gồm:
Máy phun sấy tầng sôi
Máy trộn nguyên liệu
Để hỗn hợp sau khi trộn đạt được sự đồng đều tốt nhất, tất cả các quá trình trộn đều phải được kiểm soát từ các yếu tố thuộc về thiết bị như thể tích làm việc, tốc độ quay, thời gian trộn đến các yếu tố về nguyên liệu trước khi trộn cũng cần phải được khống chế đó là kích thước tiểu phân, độ ẩm của bột,… Tại IMC, hệ thống máy trộn gồm nhiều loại: Máy trộn chữ V, máy trộn lập phương… để phù hợp với từng nguyên liệu, khối lượng các mẻ trộn.
Máy dập viên
Quá trình dập viên tại nhà máy sản xuất thực phẩm chức IMC được tiến hành trên máy dập viên quay tròn. Máy có 23 bộ chày cối, thiết kế đối xứng hai bên, mỗi bên đều có phễu chứa hạt, phân phối hạt và bộ điều chỉnh khối lượng viên, chiều dày viên tạo ra 2 dòng viên cùng lúc. Các bộ chày cối có hình oval hoặc hình tròn tùy theo thiết kế của sản phẩm. Trong quá trình dập viên, công nhân phụ trách công đoạn này phải lấy mẫu viên thường xuyên để kiểm tra khối lượng và kịp thời điều chỉnh, nhật ký sản xuất về khối lượng viên được ghi chép 30 phút một lần với 23 viên được lấy tương ứng với 23 bộ chày cối của máy. Độ cứng của viên được kiểm tra tại phòng IPC ngay trong xưởng để cho kết quả nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.
Máy bao phim
Giai đoạn bao phim tại nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng được thực hiện trên hai thiết bị bao có thiết kế tương tự như nhau, nồi bao có đục lỗ và hoạt động với 3 súng phun. Quá trình bao phim dựa trên ba quá trình diễn ra đồng thời là phun dịch bao, đảo viên và sấy viên. Tại các quá trình này, mọi thông số đều được IMC kiểm soát chặt chẽ nhằm tạo ra sản phẩm đều màu, chất lượng bề mặt tốt:
- Quá trình phun: Lưu lượng dịch phun, áp lực khí phun, góc phun dịch, khoảng cách từ súng phun đến khối viên
- Quá trình sấy: Lưu lượng khí sấy, nhiệt độ khí vào, nhiệt độ khí ra (hai giá trị nhiệt độ này thường được hiển thị ngay trên máy), nhiệt độ khối viên (được đo trực tiếp bằng súng bắn nhiệt).
- Quá trình đảo: Tốc độ quay của nồi bao.
Máy đóng lọ
Một số sản phẩm dạng viên nén sẽ được đóng lọ (theo quy cách đã đăng ký) nhờ máy đóng lọ có khả năng đếm đúng số viên theo tiêu chuẩn vào mỗi lọ.
Máy ép vỉ
Một số sản phẩm dạng viên nén khác (theo quy cách đã đăng ký) sẽ được ép vỉ polyme – nhôm trên máy ép vỉ tự động, polymer thường dùng là PVC. Máy ép vỉ có khả năng tạo khuôn vỉ từ tấm PVC phẳng, sau khi viên được dàn vào vỉ, phần vỏ nhôm sẽ được hàn kín. Ưu điểm chính của PVC là trong suốt và có khả năng chống thấm khí, ẩm khá tốt, còn nhôm là vật liệu chống thấm khí và ẩm rất tốt, đồng thời màng nhôm lại dễ dàng bóc tách để sử dụng.
Toàn bộ các công đoạn đều được kiểm soát bán thành phầm đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của công đoạn này đạt mới chuyển sang công đoạn tiếp theo. Sau các bước sản xuất trên dây chuyền thực tế, sản phẩm thành phẩm sẽ tiếp tục được lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định. Yêu cầu của bước này là 100% lô đạt chất lượng tiêu chuẩn. Qua được “cửa ải” này, sản phẩm mới được nhập kho trước khi đưa ra phân phối. 100% các lô sản phẩm sản xuất tại nhà máy IMC đều được lưu mẫu/lưu hồ sơ đúng theo quy trình của Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt TPCN – GMP.
Cùng tham khảo thêm một số mẫu sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên nén được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến của IMC.