Menu

IMC – Nâng cao năng lực để hội nhập TPP và triển khai GMP

“Phát huy tiềm năng con người” là một trong những giá trị cốt lõi của IMC. Nói về định hướng phát triển của toàn công ty năm 2016, DS Nguyễn Xuân Hoàng – CTHĐTV cũng đã khẳng định: Yếu tố nhân sự là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của IMC, tiềm năng con người là vô tận, IMC sẵn sàng đầu tư để những tiềm năng đó được thăng hoa, tạo nên giá trị cho cuộc sống”.

Hoc marketing (11)

1. Sơ đồ tổ chức và tầm quan trọng

Hơn ai hết, Ban lãnh đạo IMC hiểu rằng, một doanh nghiệp chuyên về nghiên cứu, sản xuất IMC không chỉ cần trang bị máy móc hiện đại mà còn cần con người để điều phối và vận hành hệ thống đó để sản xuất ra những sản phẩm đạt chuẩn đã công bố. Có thể nói, nếu không có nguồn nhân sự tốt, nhà máy dù có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì cũng chỉ như một mảnh đất màu mỡ bị bỏ hoang.

Cũng theo DS Nguyễn Xuân Hoàng, Yếu tố con người quyết định việc sản xuất ra một sản phẩm tốt và đảm bảo chất lượng cho toàn hệ thống. Vì vậy, công ty cần có một đội ngũ nhân sự mạnh cả về số lượng lẫn trình độ chuyên môn, trong đó, tất cả các vị trí phải hiểu rõ trách nhiệm của mình và các trách nhiệm này được mô tả cụ thể và đầy đủ bằng văn bản, đặc biệt là các trưởng bộ phận và các nhân sự trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành.

Hoc marketing (7)

Cụ thể hơn, Công ty cần có một hồ sơ tổ chức thống nhất, được ban hành để tất cả nhân sự hiểu vai trò, trách nhiệm của mình như là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh tổng thể. Trong sơ đồ tổ chức đó,tất cả các phòng/ban/bộ phận  đều phải có bản mô tả công việc cụ thể để đảm bảo rằng không có những thiếu hụt cũng như sự chồng chéo trong trách nhiệm của các đơn vị/ cá nhân…

2. Đào tạo để sẵn sàng hội nhập TPP và vận hàn nguyên tắc GMP trong sản xuất TPCN

IMC là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành sản xuất TPCN tại Việt Nam. Với sự đầu tư bài bản và định hướng nghiên cứu, sản xuất TPCN chuyên biệt IMC đã sản xuất ra hàng trăm sản phẩm thực phẩm cức năng cao cấp thương hiệu Việt.

nha may san xuat thuc pham chuc nang (12)

Tại IMC, từ nhà xưởng, hệ thống phụ trợ, hồ sơ tài liệu, nghiên cứu phát triển tới đào tạo phát triển nguồn nhân lực đều phải phù hợp với tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc đào tạo để nâng cao tay nghề/chất lượng chuyên môn luôn được chú trọng và đẩy mạnh.

Với thông điệp “nâng cao năng lực để hội nhập TPP”, Tất cả các vị trí trong tổ chức phải được đào tạo thường xuyên không chỉ về thái độ, kỹ năng nói chung mà còn về kiến thức thực tế phục vụ công việc (các nguyên tắc cơ bản trong GMP-HS và các công việc chuyên môn mà họ đang phụ trách). Bên cạnh đó, công ty đẩy mạnh năng lực ngoại ngữ, và coi đây là yếu tố bắt buộc trong tiến trình phát triển của mỗi nhân sự. Việc này giúp cho các vị trí hiểu rõ hơn về GMP-HS và vai trò nguyên tắc này của đối với hoạt động sản xuất TPCN cũng như sẵn sàng bắt tay với thế giới khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP.

thuc pham chuc nang TPP (2)

Nhìn ra thế giới, năm 2007, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) – cơ quan quản lý các sản phẩm liên quan đến sức khỏe thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cũng ban hành Hướng dẫn Thực hành tốt sản xuấtTPCN. Trong đó, các yếu tố về nhân sự cũng được quy định rất chặt chẽ.  Bên cạnh các yếu tố chuyên môn, FDA rất coi trọng việc đào tạo nhân sự.

Đánh giá về GMP, Lisa Thomas – Tổng Giám đốc Các chương trình về TPCN, Tổ chức NSF International (National Sanitation Foundation), cho biết: “Đào tạo nhân lực là việc cần thiết để duy trì các tiêu chuẩn cao về đảm bảo chất lượng cũng như thực hành tốt sản xuất TPCN. Quy tắc GMP (của FDA Mỹ) quy định rõ ràng các nhân viên tham gia sản xuất, đóng gói, dán nhãn hoặc tiếp xúc với các sản phẩm TPCN cần phải được đào tạo liên tục”.

Hai ví dụ để thấy rằng, việc đào tạo, mà đặc biệt là đào tạo cho những đơn vị áp dụng/vận hành nguyên tắc GMP trong sản xuất TPCN như IMC là vô cùng cần thiết và quan trọng. Và chỉ có đào tạo, chăm lo phát huy yếu tố nhân sự thì công ty mới có một đội ngũ mạnh để sẵn sàng hội nhập TPP.