Menu

Bí kíp đặt tên chuẩn cho các sản phẩm thực phẩm chức năng

 

Tầm quan trọng của tên sản phẩm thực phẩm chức năng

Tạo dựng một thương hiệu sản phẩm mới , ngoài chất lượng sản phẩm không thể không nhắc đến những cái tên. Đặt tên cho những sản phẩm dược phẩm đã khó, đặt tên cho sản phẩm thực phẩm chức năng còn khó hơn nhiều. Một sản phẩm thực phẩm chức năng dù có tốt đến mấy nhưng nếu tên sản phẩm không hay, không dễ nhớ dễ đọc dễ liên tưởng đến sản phẩm thì dù sản phẩm có được quảng cáo, truyền thông rộng rãi vẫn không được biết đến và sử dụng rộng rãi hoặc chiến lược marketing của thương hiệu đó khó có thể thành công. Nguyên tắc đặt tên nghe có vẻ rất dễ, chỉ cần đặt như thế nào để cái tên đó dễ nhớ và dễ đi vào lòng người. Thực tế trên thế giới các thương hiệu thành công đều có cái tên chung như vậy, đó là cái tên tối ưu luôn là bao gồm 6 chữ cái, phát âm 2 âm tiết là tốt nhất, có thể lên tới 3 âm tiết. Có thể ví dụ như: Canon, Toyota, Google, Iphone,  v.v…

Vậy làm sao để đặt tên cho các sản phẩm thực phẩm chức năng “chuẩn” góp phần tạo nên thành công cho sản phẩm?

Do đặc thù ngành, IMC chuyên cung cấp các sản phẩm thực phẩm chức năng đi từ nguồn gốc thiên nhiên, kết hợp y học hiện đại và cổ truyền, nếu đặt tên như trên sẽ khó khăn cho chúng ta trong cả việc truyền thông và quảng cáo, lại khó nêu bật được ý nghĩa sản phẩm. Hiện tại, IMC đã sản xuất hơn 100 sản phẩm, mỗi tên sản phẩm thực phẩm chức năng đều gắn với một ý nghĩa đặc biệt nào đó, và việc đặt tên này các bạn có biết khá nhiều tên bắt nguồn từ nguồn ý tưởng dồi dào của chính các nhân viên chúng ta không? Và bạn có biết ngân hàng tên của IMC đã lên tới con số gần 300 tên không? Quy trình cơ bản của đặt tên các sản phẩm thực phẩm chức năng khá là đơn giản: Liệt kê các tên, chọn cái tên ứng ý nhất, tra cứu bảo hộ và bảo hộ, cuối cùng là sử dụng để đăng kí cho sản phẩm. Trong quy trình đơn giản đó, khâu đặt tên là khâu quan trọng nhất, không phải cái tên nào đưa ra cũng được chọn và không phải cái tên được chọn nào cũng bảo hộ được và được sử dụng. Ở  IMC, các tên khi được đặt luôn có 2 xu hướng, theo tên nước ngoài (gọi là nước ngoài thôi chứ thực chất là cái tên theo hướng này là sự ghép các từ, âm tiết tạo nên 1 cái tên) hay theo tên Hán Việt. Đặt tên cho các sản phẩm thực phẩm chức năng không có một quy tắc nào cả, tuy nhiên về cơ bản chúng ta có thể có định hướng sau cho việc đặt tên: Tên Hán Việt sẽ được tổ hợp từ 2 hoặc 3 âm tiết. Ví dụ: Hoàng Thống Phong, Tiêu Khiết Thanh, Hòa Hãn Linh, Nữ Vương, Vương Bảo… Tên Hán Việt của những sản phẩm thực phẩm  chức năng có thể đặt theo công dụng sản phẩm, có thể sử dụng tên Việt hoặc Hán Việt chỉ bộ phận sản phẩm tác dụng đến hoặc công dụng sản phẩm hoặc bệnh: Ích Giáp Vương (liên quan đến tuyến Giáp), Tràng Phục Linh (đại tràng), Linh Tự Đan (phương thuốc cầu có con), hay Kim Miễn Khang (bệnh tự miễn)… Có thể thấy rằng trong các tên Hán Việt, việc ghép một số từ Hán Việt khác ngoài từ chính tạo điểm nhấn cho tên cũng khá quan trọng, các bạn có thể dùng một số từ như Linh, Đơn, Khang, Kim, Hoàng, Vương… để cái tên nghe xuôi và dễ đọc, dễ nhớ.Bao Khi Khang, thuc pham chuc nang, sản phẩm thực phẩm chức năng 1   thumbal-cot-thoai-vuong, cốt thoái vương, sản phẩm thực phẩm chức năng 2

Việc đặt tên Hán Việt cho các sản phẩm thực phẩm chức năng của  IMC vẫn được ưu tiên hơn vì nó gợi cho người đọc cảm giác sản phẩm gần gũi với y học cổ truyền dân tộc. Tuy nhiên với tốc độ phát triển của thực phẩm chức năng hiện nay, ngân hàng tên theo Hán Việt khá còn rất ít và để bảo hộ được cũng khá là khó. Bên cạnh đó vẫn cầ ncó các tên theo tên nước ngoài hoặc tên ghép từ các từ ngữ thông dụng. Các  sản phẩm thực phẩm chức năng có tên đặt theo nước ngoài khá phong phú. Tên theo nguyên liệu chính: Nattospes (Natto: một loại đậu tương lên men từ Nhật và spes bắt nguồn từ Special, một loại đậu tương lên men đặc biệt) (*^), Lacttocol (Lactto bắt nguồn từ tên khoa học của thành phần DeltaImmune là vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus, và col bắt nguồn từ Colon: đại tràng)… Các sản phẩm thực phẩm chức năng có tên vừa theo đối tượng vừa dùng nguyên liệu chính: Kidsmune (Kids: trẻ em; mune: xuất phát từ immune: nghĩa là miễn dịch, đây cũng là viết tắt của thành phần DeltaImmune, nguyên liệu giúp tăng cường miễn dịch). Theo bệnh bằng tiếng anh: Starbrain (liên quan đến não), Goodnight (giấc ngủ)… hoặc có những trường hợp đặc biệt như Spacaps (Spa: làm đẹp và Capsul: viên nang) thumbal-goodnight3, sản phẩm thực phẩm chức năng 4,

Tóm lại việc đặt tên các sản phẩm thực phẩm chức năng nên được Brainstorming của cả nhóm, có thể xuất phát từ một ý tưởng rất bé, chúng ta có thể khai thác được nguồn tên vô cùng phong phú và phát triển theo cực kỳ nhiều hướng. Bạn có thể brainstorming mọi lúc mọi nơi, có thể trong phòng họp, có thể trong lúc nghỉ hoặc nhiều khi cần có thể huy động mọi người nghĩ ngay tại chỗ làm việc. Cái tên có thể đem lại thành công cho sản phẩm như Nga Phụ Khang, Hoàng Thống Phong, Tràng Phục Linh… tuy nhiên bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp thất bại ở một số cái tên, và thực tế sản phẩm đó cũng không tồn tại lâu trên thị trường. Khâu tiếp theo là việc bảo hộ các tên này sau khi đã được chọn lọc từ phía phòng Nghiên cứu phát triển và nhà cung cấp cũng như Ban Giám đốc, tên sẽ được kiểm tra có khả năng bảo hộ không tại cục Sở hữu trí tuệ, nếu như tên được chọn có khả năng bảo hộ cao sẽ được tiến hành đăng kí bảo hộ. Thời gian đăng ký bảo hộ kéo dài tới 1,5 năm và tên bảo hộ sẽ được chứng nhận trong vòng 10 năm từ khi đăng kí. Các cái tên sản phẩm thực phâm chức năng có  hay hay không hay phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự am hiểu về sản phẩm, am hiểu marketing cho sản phẩm trên thị trường, điều này cũng đồng nghĩa với việc phải học hỏi và tìm hiểu sâu hơn, đọc nhiều hơn để có thể đưa ra được những cái tên tốt nhất, phù hợp nhất.