Trong thời đại người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, các tiêu chuẩn như GMP và CGMP trở thành yếu tố không thể thiếu để đánh giá uy tín của một nhà sản xuất. Vậy GMP và CGMP thực sự là gì, và tại sao chúng lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn chính xác hơn về những tiêu chuẩn này.
GMP Là Gì?
GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong cấp phép sản xuất, buôn bán thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm,thực phẩm chức năng,và thiết bị y tế. Quy trình này đưa ra các yêu cầu tối thiểu mà những nhà sản xuất phải đáp ứng để đảm bảo rằng sản phẩm của họ luôn có chất lượng cao và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn. GMP cũng kiểm soát tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất từ nguyên vật liệu, cơ sở, trang thiết bị sản xuất đến nhân viên làm việc tại cơ sở.
Các yêu cầu chính của GMP bao gồm:
– Nhà xưởng và thiết bị: Phải đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh, không gian và công nghệ hiện đại.
– Nguyên liệu: Phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập hàng đến khi đưa vào sản xuất.
– Quy trình sản xuất: Phải được thiết kế và kiểm soát để đảm bảo tính ổn định và chất lượng sản phẩm.
– Nhân sự: Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh và an toàn.
– Kiểm soát chất lượng: Sản phẩm phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng.
CGMP Là Gì?
CGMP là cụm từ viết tắt của Cosmetic Good Manufacturing Practice hay còn gọi là Thực hành tốt sản xuất Mỹ phẩm. Đây là bộ những nguyên tắc yêu cầu nhằm đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất tại Hướng dẫn của ASEAN về Thực hành tốt Sản Xuất Mỹ Phẩm (ASEAN Guidelines For Cosmetic Good Manufacturing Practice) được quy định tại “Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” do Uỷ ban Mỹ phẩm ASEAN (ASEAN Cosmetic Committee) chịu trách nhiệm thực hiện.
Tại Việt Nam, Cục Quản lý dược – Bộ Y tế là cơ quan có trách nhiệm xem xét hồ sơ, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT.
CGMP ASEAN đánh giá các hạng mục sau:
– Hệ thống quản lý chất lượng: Quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng cần đảm bảo các mẫu nguyên vật liệu ban đầu, sản phẩm trung gian và thành phẩm đó qua kiểm nghiệm để quyết định xuất hàng hoặc loại bỏ.
– Nhân sự: Đội ngũ có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực cần thiết đáp ứng với chức năng nhiệm vụ được giao. Tất cả nhân sự được đào tạo về thao tác sản xuất theo các nguyên tắc của GMP.
– Nhà xưởng: Được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo trì phù hợp.
– Trang thiết bị: Trang thiết bị cần được thiết kế và bố trí lắp đặt hợp lý cho việc sản xuất và bảo trì định kỳ.
– Vệ sinh và điều kiện vệ sinh: Các biện pháp vệ sinh và quy định về vệ sinh để tránh gây tạp nhiễm trong sản xuất. Chúng phải được bảo đảm thực hiện đối nhân viên, nhà xưởng, trang thiết bị/máy móc, nguyên vật liệu sản xuất và bao bì.
– Sản xuất: Đối với sản xuất, CGMP đánh giá các hạng mục bao gồm: nguyên vật liệu đầu vào, nguyên vật liệu bị loại, hệ thống đánh số lô, cân đo sản phẩm, quy trình sản xuất, sản phẩm khô, sản phẩm ướt, dán nhãn và đóng gói, thành phẩm.
– Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng là khâu quan trọng của GMP. Kiểm tra chất lượng để bảo đảm rằng sản phẩm mỹ phẩm có chất lượng đồng nhất và phù hợp với mục đích sử dụng.
– Hồ sơ tài liệu: Hệ thống hồ sơ tài liệu bao quát toàn bộ lai lịch của mỗi lô sản phẩm, từ nguyên vật liệu đến thành thành phẩm. Hệ thống này cần lưu lại các hoạt động bảo trì, bảo quản, kiểm tra chất lượng, phân phối cấp một và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến GMP.
– Thanh tra nội bộ: Công tác thanh tra nội bộ gồm việc kiểm tra và đánh giá mọi hoạt động hoặc một phần hệ thống chất lượng với mục đích cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Kết thúc thanh tra cần đưa ra báo cáo đầy đủ.
– Bảo quản: Khu vực bảo quản cần đủ rộng để bảo quản có trật tự các chủng loại nguyên vật liệu và sản phẩm kết hợp với kiểm soát, quản lý hàng lưu kho và chứng từ.
– Sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng: Các điều khoản thỏa thuận trong sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng cần được xác định rõ ràng, được thống nhất và giám sát chặt chẽ để tránh hiểu nhầm, có thể dẫn tới chất lượng sản phẩm hoặc quy trình sản xuất không được đảm bảo chất lượng.
– Khiếu nại sản phẩm: Chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại của khách hàng và quyết định biện pháp giải quyết.
– Thu hồi sản phẩm: Sở hữu hệ thống thu hồi các sản phẩm lưu hành trên thị trường nếu phát hiện hoặc nghi ngờ sản phẩm có lỗi.
Tại Sao Sản Phẩm Đạt Chuẩn GMP, CGMP Lại Quan Trọng?
1. Đảm Bảo An Toàn Cho Người Tiêu Dùng:
Sản phẩm đạt chuẩn GMP, CGMP được sản xuất trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, lẫn tạp chất hoặc sai sót trong quy trình. Điều này đảm bảo sản phẩm an toàn khi sử dụng.
2. Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm:
Tiêu chuẩn GMP, CGMP yêu cầu kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, giúp sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định và hiệu quả.
3. Tạo Niềm Tin Với Khách Hàng:
Sản phẩm đạt chuẩn GMP, CGMP là minh chứng cho sự chuyên nghiệp và uy tín của nhà sản xuất, giúp xây dựng lòng tin với người tiêu dùng và đối tác.
4. Đáp Ứng Yêu Cầu Pháp Lý:
Nhiều quốc gia và thị trường quốc tế yêu cầu sản phẩm phải đạt chuẩn GMP, CGMP để được lưu hành. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và xuất khẩu sản phẩm.
Làm Sao Để Nhận Biết Sản Phẩm Đạt Chuẩn GMP, CGMP?
Để nhận biết sản phẩm đạt chuẩn GMP, CGMP, người tiêu dùng có thể:
• Kiểm tra thông tin trên bao bì: Các sản phẩm đạt chuẩn thường ghi rõ “Sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP” hoặc “Đạt tiêu chuẩn CGMP”.
• Tìm hiểu về nhà sản xuất: Chọn mua sản phẩm từ những công ty uy tín, có chứng nhận GMP, CGMP được cấp bởi các tổ chức kiểm định quốc tế.
• Quan tâm đến mã vạch và tem chống hàng giả: Đây cũng là cách để đảm bảo sản phẩm chính hãng và chất lượng.
Trong bối cảnh đó, Công ty IMC tự hào là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam đạt chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) và CGMP (Current Good Manufacturing Practice), đồng thời là đối tác tin cậy của hàng trăm thương hiệu trong và ngoài nước.
IMC đã hợp tác với hàng trăm thương hiệu lớn nhỏ, cả trong nước và quốc tế. Từ các thương hiệu nổi tiếng đến những startup mới gia nhập thị trường, IMC luôn đồng hành và hỗ trợ khách hàng trong việc phát triển sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
• Dịch vụ trọn gói: IMC cung cấp dịch vụ từ A đến Z, bao gồm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thiết kế bao bì, sản xuất, và đóng gói. Khách hàng có thể yên tâm giao phó mọi công đoạn cho IMC mà không cần lo lắng về chất lượng.
• Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: IMC sở hữu đội ngũ R&D (Nghiên cứu và Phát triển) với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành mỹ phẩm. Họ không chỉ am hiểu về công thức mà còn nắm bắt xu hướng thị trường, giúp khách hàng tạo ra những sản phẩm độc đáo và cạnh tranh.
• Hệ thống nhà xưởng hiện đại: IMC đầu tư xây dựng nhà xưởng đạt chuẩn GMP và cGMP, với dây chuyền sản xuất khép kín, đảm bảo vệ sinh và an toàn tuyệt đối. Các thiết bị hiện đại giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu suất.
Liên hệ IMC ngay hôm nay để trở thành đối tác tiếp theo của chúng tôi!
• Website: https://imc.net.vn/
• Hotline: 0911818018
• Email: info@imc.net.vn
Nguồn: Bích Phạm