Menu

IMC – Tìm hiểu về mỹ phẩm chăm sóc da

IMC - Tìm hiểu về mỹ phẩm chăm sóc da

1. Tìm hiểu về da:
– Da người lớn có diện tích 1,5m2 đến 1,8m2 và có trọng lượng trung bình là 15-18 kg (tính cả hạ bì và mô mỡ). Da là một hàng rào bảo vệ các cơ quan sâu như thần kinh, mạch máu cơ xương, phủ tạng khỏi các tác hại của các yếu tố cơ học, lý học, hóa học, vi khuẩn có hại.
Nhờ có cấu trúc chặt chẽ của lớp Malpighi được tăng cường do các cầu nối giữa các tế bào, nhờ vùng tiếp giáp trung – thượng bì vững chắc, nhờ sự đàn hồi vừa dẻo vừa chắc của các sợi tạo keo, sợi liên kết ở trung bì, nhờ lớp mỡ đệm dưới da nên da có thể chống lại các chấn thương, sây sát từ ngoại cảnh (da chịu được một áp lực 1,8 kg trên một milimet vuông)
– “Khả năng tiệt trùng tự nhiên của da” là khả năng chống đỡ sự tấn công của vi khuẩn, nấm; chống đỡ sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Có được khả năng này là do da có lớp “phim mỡ” trên bề mặt thượng bì bao gồm chủ yếu là acid béo triglyxerit, cholesterol, chất bã. Những chất này giúp da không bị ẩm quá hoặc khô quá.
– Da có tác dụng ngăn cản sự tác dụng của ánh sáng. Lớp sừng không cho ánh sáng có bước song 200 nm xuyên qua. Lớp trung bì ngăn cản bức xạ ánh sáng có bước sóng 340 – 700 nm. Các bức xạ có bước sóng dài gây biến đổi nhiệt làm tăng chuyển hóa. Bức xạ có bước sóng ngắn (tử ngoại) gây ra hiệu ứng quang điện, thay đổi điện tử ở màng tế bào từ đó dẫn đến thay đổi tính thấm. Các sắc tố da cũng có tác dụng ngăn cản tác động của bức xạ ánh sáng bảo vệ các cơ quan dưới da.
– Độ toan kiềm (pH) của da là yếu tố quan trọng để chống đỡ với vi khuẩn và nấm. Tùy từng vùng da, pH của da thay đổi từ 4,2 – 5,6. Những vùng da kiềm hóa (vùng có nhiều mồ hôi ẩm ướt, nếp bẹn, kẽ chân, nách…) dễ bị nấm và vi khuẩn tấn công. Thượng bì còn có nhiều khả năng trung hòa đối với dung dịch toan hoặc kiềm loãng đặt trên da (khả năng đệm).
– Ngoài ra, da còn đảm nhận rất nhiều chức năng khác như điều hòa nhiệt độ cơ thể, bài tiết mồ hôi, bài tiết chất bã, dự trữ chuyển hóa, tạo keratin và tạo melanin, tạo hình thái cơ thể con người

IMC my pham cham soc da

2. Thực trạng, một vài sản phẩm chăm sóc da ngoài thị trường
2.1. Kem dưỡng da
– Có nhiều chất chống oxy hóa được nghiên cứu để làm chậm quá trình lão hóa như kết quả thành công còn chưa rõ ràng. Một vài chất được kể ra sau đây như collagen, elasin (một chất chiếm 70% thành phần da), vitamin E, glycerin, Titanoxid… Đối với collagen, elasin là một trong những thành phần trong phản ứng thủy phân protein để tạo ra các acid amin có tính đặc thù cho da, nhưng phải qua vô số những quá trình chuyển hóa khác nữa mới có thể tạo nên cấu tạo da hoàn hảo. Vitamin E nếu không dùng liều cao, thời gian kéo dài thì không thể hiệu quả như quảng cáo (hiện còn nhiều tranh cãi). Glycerin có tác dụng làm dịu mát da. Titanoxid cản tia tử ngoại khá mạnh, nhưng kem dưỡng da có nồng độ khá thấp nên hiệu quả chống “già hóa da” không đáng kể.
– Dùng kem dưỡng da cần biết rõ mình có loại da nào:
• Loại da lý tưởng, lỗ chân lông nhỏ, dễ dùng các loại mỹ phẩm nhưng tránh lạm dụng làm mất vẻ đẹp tự nhiên.
• Loại da nhờn, có tuyến bã hoạt động mạnh, lỗ chân lông to không thích hợp với loại mỹ phẩm bôi mặt vì làm bít lỗ chân lông, gây mụn.
• Loại da khô, tuyến bã hoạt động kém, hay bị tróc da thích hợp với loại kem có độ ẩm cao.
• Loại da hỗn hợp ở vùng trán, mũi, cằm hay bị nhờn, ở vùng má lại hay bị khô chỉ thích hợp với loại kem dưỡng da riêng biệt.
• Loại da nhạy cảm, dễ dị ứng nên hạn chế dùng mỹ phẩm.
– Quy trình chăm sóc da: Rửa mặt – Toner (nước hoa hồng) – Serum/Lotion – Kem dưỡng
• Sữa rửa mặt: làm sạch da, bụi bẩn, dầu, nhờn, lớp trang điểm.
• Toner/skin ( nước hoa hồng): làm sạch tàn dư của bước rửa mặt, cân bằng PH, tạo độ ẩm cho da, giúp da hấp thụ tốt hơn các lớp dưỡng tiếp theo.
• Serum/Lotion: mang tính đặc trị như trị mụn, trắng da, se khít chân lông, săn chắc da…
• Kem dưỡng: dưỡng ẩm, thêm một vài tính năng như: ngăn ngừa lão hóa, dưỡng trắng, trị mụn…tùy theo dòng sản phẩm.

2.1.1. TONER hay còn gọi là NƯỚC HOA HỒNG
– Toner đóng vai trò cân bằng lại độ PH cho da vì các loại sữa rửa mặt, xà phòng có độ PH cao thường làm da khô sau khi rửa mặt. Toner còn được gọi là nước cân bằng hay dung dịch săn da gồm rất nhiều loại khác nhau như hoa hồng, trà xanh, thảo mộc… Toner có tác dụng cân bằng độ pH trên da sau khi tiếp xúc với sữa rửa mặt, đồng thời làm sạch sâu, lấy đi những tế bào chết hoặc các bụi bẩn còn sót lại trên da.
– Toner được chia thành 2 loại:
• Toner chứa cồn giúp làm sạch bề mặt da, cân bằng độ pH, se khít lỗ chân lông. Thành phần cồn có tỷ lệ phù hợp giúp làn da được sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp việc hỗ trợ và điều trị mụn tốt hơn
• Toner không chứa cồn chỉ chứa các vitamin và khoáng chất, giúp làm sạch bề mặt da, dưỡng da và cân bằng độ ẩm cho da.
– Nước hoa hồng là 1 loại toner (hay là một phần nhỏ trong toner) có công dụng dưỡng da với thành phần chủ yếu là tinh chất hoa hồng. Trong nước hoa hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C cùng nhiều loại dưỡng chất giúp cho làn da được nuôi dưỡng, cân bằng độ ẩm, hạn chế các dấu hiệu lão hóa, se khít lỗ chân lông… Bên cạnh đó, nước hoa hồng còn được dùng để tẩy trang nhờ lượng cồn vừa phải trong thành phần.

2.1.2. ESSENCE; SERUM
– Serum là gì? Serum là một chất lỏng nhẹ có công thức dưỡng da chuyên sâu chứa nhiều khoáng chất và vitamin với các phân tử cực kì nhỏ, có thể thẩm thấu sâu vào da và cung cấp các thành phần dinh dưỡng với nồng độ cao.
• Thành phần của serum được điều chế và xử lý để có kích thước phân tử nhỏ hơn so với các loại sản phẩm dưỡng da khác như toner (nước hoa hồng) hay kem dưỡng ẩm. Vì thế, nó có thể thẩm thấu vào da sâu hơn, tác động tốt hơn.
• Có hai loại là serum dạng dầu và dạng nước. Mặc dù có gốc dầu và nước, nhưng cấu trúc của nó không chứa dầu, nên có khả năng thẩm thấu sâu và nhanh vào da mà không gây hiện tượng bóng nhờn.
• Lựa chọn dùng Serum theo độ tuổi:
• Tuổi dậy thì (serum có chức năng trị mụn)
• Tuổi 20-25 (serum cấp ẩm, dưỡng trắng, nuôi dưỡng làn da sâu)
• Tuổi U30 (serum chống lão hóa, giảm nếp nhăn)
• Tuổi U40 trở đi (serum trẻ hóa, làm mờ nếp nhăn sâu)
• Một số cách kết hợp khi sử dụng Serum:
• Dùng chung cùng Toner: Toner hỗ trợ da có thể hấp thụ tốt toàn bộ các dưỡng chất của serum, thẩm thấu và đều các dưỡng chất xuống sâu dưới da. Bằng cách làm sạch da bằng sữa rửa mặt, thoa toner và massage nhẹ, cuối cùng sử dụng serum cho da.
• Dùng chung cùng kem dưỡng da: Kem dưỡng và serum có cùng công năng khi kết hợp cùng nhau sẽ hỗ trợ và có hiệu quả gấp 2 lần so với bình thường. Tuy nhiên, việc kết hợp 2 sản phẩm dưỡng da cùng 1 lúc bạn cần lựa chọn chất kem cũng như tinh chất có độ lỏng nhẹ, dễ thấm sâu và khô nhanh, tránh bôi dày khiến da bị bí tắc và nổi mụn.
– Serum và essence có khác nhau không? Về bản chất hai loại chỉ khác nhau ở kết cấu dung dịch, cả 2 đều là những phân tử có kích thước nhỏ liên kết cùng nhau, nhưng essence sẽ lỏng hơn, serum đặc hơn và hơi dính. Về hiệu quả 2 loại đều tương đương, ngang bằng nhau.

2.1.3. EMULSION: là sữa dưỡng, nó còn có tên gọi khác là LOTION và lỏng hơn CREAM rất nhiều. Trong hầu hết các bộ dưỡng thì đây là sản phẩm duy nhất có chức năng cấp nước cho da.

2.1.4. AMPOULE là tinh chất dưỡng cô đặc hơn, chứa nhiều dưỡng chất hơn, có tác dụng gấp nhiều lần so với ESSENCE hay SERUM. Nói cách khác, AMPOULE như thuốc bổ cho da, thẩm thấu sâu hơn và có tác dụng lên da nhanh hơn so với các loại tinh chất thông thường khác.

2.2. Kem chống nám, chống nắng
– Tia tử ngoại có 3 loại: loại A (UVA) có bước sóng 320 – 400 nanomet, xuyên qua biểu bì đến hạ bì. Loại B (UVB) có bước sóng 290 – 320 nanomet xuyên biểu bì đến bì. Loại C (UVC) có bước sóng 180 – 290 nanomet xuyên qua được biểu bì. Hai loại đầu xuyên sâu và gây hại cho da.
Tùy khả năng cản tia tử hoại, người ta chia kem chống nắng thành 3 loại như sau:
• Loại cản hoàn toàn: bao gồm các chất titanoxid, zinoxid, bột talc. Khi chế thành kem titanoxid bôi lên mặt sẽ làm da mặt trắng mịn, nhưng nếu bôi nhiều sẽ làm da “trắng bợt” khó coi. Mỹ phẩm chứa các chất trên nhưng chỉ ở nồng độ thấp nên khả năng chống nắng hạn chế.
• Loại cản nắng một phần: bao gồm các chất paraaminobenzoic, sabitan, stearate, poloxamer, Mineral oil (dầu khoáng), dung dịch chứa methyl anthranilat, propylene glycol hoặc các dầu chứa salicylate, cumarin. Loại này cản được các tia UVB, không cản được tia UVA, làm da có màu ngăm đen.
• Loại thứ ba cản được cả UVB lẫn UVA: có chất oxibenzone. Cản được tia UVA lẫn UVB, có hiệu lực ngay cả khi có nước. Được coi là loại thực tế có khả năng chống nắng tốt hơn.
– Lời khuyên: Tránh ra nắng vào giờ cao điểm nhiều tia tử hoại (từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều), sử dụng các thiết bị chống nắng nếu bắt buộc phải ra ngoài, ăn chế độ nhiều ra quả, dùng mỹ phẩm chống nắng khi cần thiết.
Cách chọn các loại kem chống nắng: Xem chữ SPF (Sunscreen Protection Factor) trên nhãn có nghĩa là yếu tố bảo vệ chống nắng hay còn gọi là chỉ số chống nắng.
• SPF = 2-4 che chở được việc cháy nắng vừa phải, vẫn sạm da.
• SPF = 8-12 chống cháy da tốt hơn, hạn chế sạm da
• SPF = 12-20 chống cháy da rất tốt, rất ít hoặc không làm sạm da
• SPF = 20-30 giúp che nắng (chống cháy da) tốt nhất, không làm sạm da
• SPF = 30+ khả năng chống nắng không cao hơn loại SPF = 30
Dễ hiểu hơn SPF = 2 chỉ lọc được 50% tia UVB; SPF = 15 lọc được 93% tia UVB.
Liều lượng bôi: 25g (6 thìa cà phê)/ lần. Nếu dùng loại SPF cao nhưng bôi không đủ liều thì cũng không có ý nghĩa.
Loại có ghi “water proof” là loại không thấm nước, sau 2 giờ phải bôi lại/ lần.

IMC my pham

2.3. Mỹ phẩm trang điểm
– Chăm sóc da khi dùng mỹ phẩm trang điểm:
• Tẩy trang: Nếu trang điểm lớp kem nền dày, bụi bẩn nhiều, da khô thì chọn loại tẩy trang chứa chất dầu. Nếu trang điểm mỏng, ít bụi bẩn, da dễ bị mẫn cảm, không thích cảm giác nhờn thì chọn dạng tẩy trang nước.
• Rửa mặt: Dùng loại sữa rửa mặt tạo bọt hoặc loại sữa tạo ra những hạt nhỏ li ti loại bỏ các chất bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông và lớp sừng, giữ độ ẩm cho da.
• Dùng nước: Loại bỏ phần dư sau tẩy trang, làm cho da sạch và mát.
– Các loại tẩy trang:
• Sữa tẩy trang: Giúp da không bị căng.
• Kem tẩy trang: Sản phẩm dễ chịu cho da, thích hợp với da thường, da khô.
• Khăn giấy tẩy trang: Thích hợp dùng khi đi du lịch hay không có thời gian tẩy trang, tuy nhiên dễ làm da nổi mụn nếu dùng sản phẩm không phù hợp.
• Nước tẩy trang: Thích hợp với mọi loại da. Một số loại có thể dùng thay thế sữa rửa mặt mà không cần xả lại với nước. Tuy nhiên cần dùng kèm với bông tẩy trang.
• Dầu tẩy trang: Sản phẩm tẩy trang có thể “gội sạch” mọi lớp make up khó nhằn nhất.
• Gel tẩy trang: Giúp làm sạch da từ sâu bên trong nên chỉ cần thoa lớp mỏng lên mặt và rửa lại với nước sạch là được.
– Sản phẩm tẩy trang phù hợp từng loại da:
• Da khô, da thường: sữa, kem, gel và dầu tẩy trang.
• Da dầu, da nhờn mụn: Nước tẩy trang (trường hợp ít trang điểm, dùng hàng ngày). Dầu tẩy trang (trường hợp trang điểm nhiều, chủ yếu là “dầu nhũ hóa dầu” tức là loại bỏ dầu thừa trên da, làm da mềm mịn, se khít lỗ chân lông. Cách sử dụng như sau: Nhẹ nhàng thoa dầu tẩy trang lên da mặt để loại bỏ các bụi bẩn và trung hòa lớp dầu thừa. Nhũ hóa bằng nước ấm để lượng dầu thừa không làm tắc lỗ chân long).
• Da nhạy cảm: chỉ nên sử dụng các sản phẩm không có công thức phức tạp, càng đơn giản càng tốt, không cồn và hương liệu.
– Tham khảo thành phần một bộ mỹ phẩm trang điểm:
• Kem dưỡng và kem lót: Kem dưỡng cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da, đồng thời làm mềm da giúp lớp trang điểm bám bền hơn. Còn kem lót có tác dụng như một lớp màng bảo vệ da khỏi tác động của các thành phần hóa học trong mỹ phẩm. Bên cạnh đó kem lót hỗ trợ làm mờ lỗ chân lông, các nếp nhăn… cho da mịn màng và đều màu.
• Kem nền và kem che khuyết điểm: Chọn kèm nền phù hợp tùy thuộc vào tính chất da và nhu cầu. Chẳng hạn như kem nền kiềm dầu, kem nền có chứa chất dưỡng ẩm, kem nền có độ che phủ mỏng, vừa, dày… Kem che khuyết điểm dùng cho khuyết điểm lộ rõ như mụn bọc, quầng thâm mắt…
• Kẻ lông mày
• Phấn mắt, kẻ mắt và mascara
• Son nude và son đỏ
• Dụng cụ trang điểm
• Má hồng và phấn tạo khối: Phấn khối giúp gương mặt bạn trông thon gọn hơn, có góc cạnh và chiều sâu, đồng thời cũng làm tôn lên đường nét gương mặt.

Gia công sản xuất mỹ phẩm IMC

 

http://imc.net.vn/tin-su-kien/cung-imc-tim-hieu-ve-my-pham-cham-soc-toc/

http://imc.net.vn/ve-imc12/