Menu

IMC thực hành cải tiến liên tục (Kaizen) trong mọi hoạt động

Tại Hê thống IMC, chúng ta đã rất quen với khái niệm Cải tiến liên tục (Kaizen). Từ hai năm nay, tinh thần cải tiến liên tục  (Kaizen) đã đi vào từng phòng ban, bộ phận, từ khu vực Văn phòng tới các phân xưởng trong các nhà máy. Đã có rất nhiều Kaizen được đề xuất áp dụng và triển khai vào thực tế mang lại những giá trị nhất định cho cá nhân và Hệ thống. Những Kaizen xuất sắc được đề cử tranh giải Golden IMCeers vào cuối mỗi năm tạo thành nét văn hóa Cải tiến liên tục trong Hệ thống.

cải tiến liên tục, phong trào Kaizen

Cách đây đúng một năm, chúng ta đã kết thúc chương trình đào tạo tư vấn các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2014 với các chuyên gia tới từ nhà máy Toyota Việt Nam. Qua bài giảng của các chuyên gia, chúng ta biết được Toyota là một trong số ít các công ty sản xuất Nhật Bản đầu tiên triển khai Kaizen. Chính Kaizen là nền tảng tạo nên Triết lý Toyota- một phương pháp quản lý hữu hiệu làm nên thành công của Toyota.

Cải tiến liên tục, phong trào kaizen trong sản xuất

Do đó, toàn thể CBNV Hệ thống IMC đều đã thấm nhuần tinh thần Cải tiến liên tục (Kaizen). Và như lời khuyên của các anh chuyên gia từ nhà máy Toyota Việt Nam “làm Kaizen không khó vì chúng ta có công cụ, chỉ cần TINH THẦN CẢI TIẾN LIÊN TỤC của tất cả các bạn, chúng ta sẽ làm được.”

Quy trình cơ bản của cải tiến liên tục (Kaizen) tại IMC

Tôi tin rằng trong trái tim mỗi CBNV Hệ thống đều chất chứa tinh thần IMC. Vậy chúng ta hãy cùng nhau rà soát lại công cụ hỗ trợ chúng ta thực hiện Kaizen, đó chính là quy trình thực hiện Cải tiến liên tục (Kaizen) gồm 5 bước:

  1. Xác định điểm cải tiến.
  2. Phân tích phương pháp hiện tại.
  3. Đưa ra ý tưởng và lập phương án cải tiến.
  4. Thực hiện cải tiến.
  5. Đánh giá cách thức mới.

Bước 1 – Xác định điểm cải tiến: Cải tiến thường xuất phát từ các điểm gây lãng phí trong công việc của cá nhân mình, của đồng nghiệp, của các bộ phận khác mà mình phát hiện ra. Lãng phí là những yếu tố làm tăng giá thành mà không làm tăng giá trị sản phẩm. Có rất nhiều điểm gây lãng phí chúng ta có thể khai thác, lấy ví dụ 5 loại lãng phí sau:

 

  Các loại lãng phí Gợi ý phát hiện lãng phí
1 Lãng phí thời gian/ Lãng phí chờ đợi
  • Có khoảng thời gian nào là không cần thiết trong công việc hay không?
  • Có phát sinh lãng phí chờ đợi giữa các công đoạn không?
2 Lãng phí thao tác
  • Tại sao lại có thao tác đưa lên, đưa xuống?
  • Tại sao thao tác thỉnh thoảng bị dừng?
3 Lãng phí sản xuất thừa
  • Có hàng bị chất đống giữa các công đoạn không?
  • Có sản xuất quá mức và sản xuất thừa không?
4 Lãng phí lưu kho
  • Số lượng hàng dự trữ có nhiều không?
  • Lượng hàng lưu kho tối thiểu có thừa không?
5 Lãng phí vận chuyển
  • Phương pháp vận chuyển đã phù hợp chưa?

Bước 2 – Phân tích phương pháp làm việc hiện tại

Rà soát lại quy trình làm việc hiện tại và xác định các điểm có thể cải tiến trong quy trình. Khi rà soát quy trình, chúng ta nên có các số liệu thực tế để phân tích đưa ra các giải pháp cải tiến và để có thể so sánh sau cải tiến.

Bước 3 – Đưa ra ý tưởng và lập phương án cải tiến

Khi suy nghĩ để đưa ra ý tưởng cải tiến, chúng ta nên suy nghĩ theo nhiều góc độ, thu thập càng nhiều ý tưởng càng tốt, kể cả ý tưởng của những người khác để lựa chọn phương án tốt nhất.

Nhứng ý tưởng và phương án cải tiến hướng tới việc hoại bỏ lãng phí, mất cân đối và bất hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hiệu quả công việc: tốt hơn, rẻ hơn, an toàn hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn…

Chúng ta phải có suy nghĩ tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhất ví dụ tiết kiệm 1 thao tác trong sản xuất, chúng ta cũng phải làm nghiêm túc và triệt để.

Bước 4 – Thực hiện cải tiến

Thực hiện theo đúng phương án cải tiến đã được cấp trên phê duyệt.

Bước 5 – Đánh giá cách thức mới

Theo dõi định kỳ kết quả cải tiến và so sánh với số liệu trước cải tiến để xác nhận sự ưu việt của cách làm mới so với cách làm trước cải tiến. Lưu ý khi so sánh, chúng ta phải xem xét việc cải tiến có ảnh hưởng tiêu cực đến các yếu tố khác của quy trình làm viêc hay không.

Kết luận:

Nhà máy công nghệ cao IMC Quang Minh đang thực hiện những hạng mục hoàn thiện cuối cùng trước khi đi vào sản xuất. Đội ngũ nhân sự nhà máy cũng đang được hình thành. Chắc chắn Ban lãnh đạo Nhà máy cùng với toàn thể CBNV nhà máy công nghệ cao IMC Quang Minh sẽ có tinh thần  cải tiến liên tục (Kaizen) ngay trong những ca làm việc đầu tiên.

 

10 tinh thần cơ bản của cải tiến liên tục (Kaizen) IMC đang áp dụng:

        1. Phá vỡ những quan niệm thông thường, những tư tưởng cố hữu.
        2. Không nên biện chứng, thanh minh. Trước hết hãy làm rõ tình trạng hiện tại của mình.
        3. Nên nghĩ phải làm như thế nào thay cho việc giải thích lý do bạn không thể làm được việc đó.
        4. Hãy thực hiện ngay những ý tưởng hay và dừng ngay những việc làm không có lợi.
        5. Lập tức sửa lỗi ngay tại nơi phát sinh.
        6. Đừng tìm kiếm sự hoàn hảo, hãy tiến hành cải tiến ngay, thậm chí điểm cho cải tiến đó chỉ được 60/100.
        7. Bạn không thể có được ý tưởng hay nếu bạn không rơi vào tình trạng rắc rối.
        8. Tìm kiếm tận gốc để đưa ra nguyên nhân thực chất, quyết định phương án cải tiến sau khi lặp đi lặp lại 5 lần câu hỏi tại sao.
        9. Nhận diện thực tế lãng phí như cơ hội giúp tối ưu hóa sử dụng nguồn lực.
        10. Cải tiến là vô tận.