Trong sự kiện “Thông điệp Hệ thống năm 2015″ của Hệ thống IMC được tổ chức tại Hà Nội ngày 27/02/2015, khối Hỗ Trợ đã có một vở kịch được cho là “để đời” trong phong trào tuyên truyền văn hóa kaizen đến toàn thể cán bộ công nhân viên.
Vở kịch của khối Hỗ Trợ là câu chuyện kén rể của gia đình Phú Hộ. Họ tuyển rể, không yêu cầu “vàng bạc châu báu” chỉ cần “có nhiều Kaizen”. Với lối dẫn dắt dí dỏm, cùng sự diễn xuất “cây nhà lá vườn độc nhất vô nhị” Khối Hỗ Trợ đã nêu bật được những tiêu chí hết sức cụ thể của kaizen.
Rể 1 “ngày nào cũng mắc màn nhưng lại chui xuống đất ngủ để đánh lạc hướng muỗi” đã làm toát lên tiêu chí “an toàn hơn” nhưng kaizen của rể 2 lại thể hiện được yếu tố “tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh” khi “mình luôn nghe điện thoại bằng 2 tay cho tai không điếc”. Rể ba còn “tiết kiệm thời gian và chất lượng hơn” khi thiết kế thành công chiếc áo cho chị em phụ nữ sau sinh “dùng chỗ nào thì vạch chỗ đó”.
Buổi biểu diễn “nghẹt thở” với đề thi mà Phú Ông nêu ra, nhưng tất cả các rể đều nhanh chóng vượt qua với các đáp án hài hước. Đặc biệt rể ba “nếu có con thì sẽ đặt tên là Lạy Anh vì như thế khi đi học thầy giáo cũng phải gọi: Lạy Anh lên bảng, con của rể 3 sẽ là người oai nhất tổng”. Nhưng “nút thắt” của vở kịch lại nằm ở dữ kiện “Phú Cô đã có bầu 3 tháng” do “cải tiến của rể 3” kiến Phú Ông và Phú Bà “chết ngất” phải gả vội con gái đi.
Cuối cùng gia đình Phú Hộ đã tuyển được rể hội tụ đầy đủ bốn tiêu chí: An toàn hơn, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền bạc, chất lượng hơn. Tiểu phẩm “Kén rể” của khối Hỗ trợ khép lại trong tiếng cười sảng khoái của khán phòng, nhưng thành công của vở kịch lại nằm ở những Thông điệp mà người xem “thu nhận” được.