Thông điệp 10 năm (2014 – 2024) của toàn Hệ thống IMC là Luyện Tâm Yêu Thương. Nghe qua có vẻ hơi… sến, nhưng chúng ta thử cùng “Mở Tâm” để tìm hiểu những tầng ý nghĩa của thông điệp này…
Để có thêm thông tin ngõ hầu phục vụ bạn đọc Đại Dương Xanh, người mới có, người cũ có, người viết bài “ăn cắp” 1 tiếng đồng hồ quý giá của anh Nguyễn Ngọc Thành – Tổng Giám đốc của chúng ta. Trộm mong, cuộc trò chuyện này sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn giản dị, dễ hiểu nhất về Tâm Yêu Thương, về Động Lực, về Thành Công.
Có Yêu Thương mới có thể Hy sinh – Nhẫn nhục – Siêng năng
? Em nhìn vào back drop của buổi Thông điệp Hệ thống thì thấy thông điệp Luyện Tâm Yêu Thương là thông điệp lớn, ở trên, và ở dưới mới là 3 thông điệp nhánh: Tâm Hy Sinh – Tâm Nhẫn Nhục – Tâm Siêng Năng. Vậy ta có thể hiểu rằng 3 cái Tâm “Hy sinh – Nhẫn nhục – Siêng năng” là “con” của Tâm Yêu Thương? Và Luyện Tâm – trước tiên chính là Luyện Tâm Yêu Thương?
Ừ, Tâm Yêu Thương là cái gốc. Nhờ có Yêu Thương thì mình mới Hy Sinh. Nhờ có Hy Sinh thì mình mới Nhẫn Nhục và Siêng Năng được. Em thử nhìn thấy trong gia đình mình nhé! Với con mình chẳng hạn, em có thể hy sinh rất nhiều vì con, nhẫn nhục rất nhiều vì nó, siêng năng vì nó. Em làm được như vậy là vì em yêu thương con mình mà, phải không? Hoặc là với bố mẹ mình, anh chị em mình cũng thế. Vì mình yêu thương họ nên mình có thể hy sinh rất nhiều thứ, còn siêng năng và nhẫn nhục vì họ thì tất nhiên rồi.
? Nhưng ở gia đình thì dễ anh ạ! Còn ở ngoài xã hội, trong công việc, với những người không phải là người thân, thì làm sao để mình yêu thương được?
À, thì mình phải tìm về lý do để mình yêu thương. Nó đơn giản như thế này thôi: Một ai đó sinh ra và lớn lên thì ở bất kỳ môi trường nào cũng đều được dạy dỗ, giúp đỡ, với mong muốn của người dạy hay người giúp là làm cho người ấy phát triển, thành công ở các mức độ khác nhau. Bố mẹ mình thì là đương nhiên rồi. Nhưng trong cuộc đời, còn có rất nhiều người khác đồng hành cùng mình, là người thầy dạy mình. Không chỉ thầy cô giáo mới là thầy mình nhé! Đồng nghiệp cũng là thầy, cấp trên cũng là thầy, cấp dưới cũng là thầy, mọi người xung quanh đều có thể dạy ta những bài học từ chính cuộc sống, công việc của họ. Và chúng ta luôn phải suy nghĩ làm thế nào để trả ơn những người đó.
Nhưng em đừng nghĩ việc trả ơn đơn giản là trả ơn chính người dạy mình. Việc ấy tưởng dễ mà lại rất khó, vì cái ơn nghĩa thì trả bao nhiêu cho đủ. Mình cần trả ơn bằng cách đi giúp người khác.
Box phần này:
Yêu thương người khác như những người thầy của ta đã yêu thương ta. Đấy chính là cái gốc của việc Luyện Tâm Yêu Thương.
? Vâng, và con đường hay cách thức Luyện Tâm Yêu Thương ấy nên là…?
Muốn yêu thương người khác, hay nói khác đi là muốn giúp được người khác thì mình phải có đủ năng lực. Mà muốn có đủ năng lực thì mình phải rèn luyện. Mình không đủ năng lực mà mình muốn giúp người khác thì cũng chẳng giúp được, chỉ đơn giản như thế thôi!
Rồi, để có đủ năng lực thì mình phải học tập, rèn luyện và thực hành. Trong quá trình thực hành là mình đã luyện hy sinh, nhẫn nhục, siêng năng. Mỗi khi mình muốn bỏ cuộc thì mình đều cần nghĩ rằng: Nếu những người thầy mình bỏ cuộc thì mình đã không có ngày hôm nay. Đó là cách tạo động lực để mình vượt qua. Trong quá trình làm vậy, mình có thể phát triển thái độ, kỹ năng, kiến thức và hệ quả của nó là kinh tế. Kinh tế không bao giờ là mục đích, nó chỉ là hệ quả. Cái em “được” lớn nhất, vẫn sẽ là tâm yêu thương của em luôn rộng mở và không có thử thách nào là không thể vượt qua!
Bình Đẳng trong nhìn nhận để “bật ra” giải pháp
? Em vẫn muốn nhấn mạnh rằng, con người ta ích kỷ lắm! Ai cũng yêu thương gia đình mình nhưng bảo yêu thương cơ quan, hi sinh – nhẫn nhục – siêng năng vì công ty như gia đình, e là khó ạ!
Vậy nên chúng ta mới cần “Mở Tâm” – coi cộng đồng như gia đình. Cộng đồng mà chúng ta nói đến có các cấp độ khác nhau: Đơn vị mình làm việc; Ngành; Địa phương; Quốc gia; Thế giới. Coi cộng đồng Bình Đẳng như gia đình thì lúc đó mình mới mạnh mẽ để làm, để hy sinh, siêng năng và nhẫn nhục mạnh hơn. Khi Bình Đẳng như vậy thì mình sẽ có giải pháp tốt nhất cho vấn đề cần giải quyết, dù ở cấp độ nào, vì chúng ta luôn làm những điều tốt nhất cho gia đình mình.
? Giống như các cấp độ: Tu Thân – Tề Gia – Trị Quốc – Bình Thiên Hạ ấy ạ? Nếu mình Mở Tâm, mình sẽ dần dần giải quyết được các công việc theo cấp độ tăng dần, phải không ạ?
Đó cũng là một ví dụ! Mình Mở Tâm đến đâu thì mình sẽ đi đến đấy, tìm được giải pháp cho vấn đề đấy, giải quyết được việc đấy. Luôn luôn cần làm tốt việc của mình, nhưng cũng luôn cần hướng cái Tâm của mình đến vấn đề lớn hơn, chiến đấu vì cộng đồng lớn hơn thì sẽ có giải pháp tốt hơn. Ví dụ trong bán hàng, nếu doanh nghiệp chỉ chăm chăm đến doanh số, đổ rất nhiều tiền vào marketing thì rất có thể doanh số lại không lên, lợi nhuận không lớn. Nhưng nếu vượt qua cả bước bán hàng, nâng mình lên bước mang lại giá trị cho cộng đồng, thì có thể doanh số sẽ tăng trưởng rất lớn.
Box phần này”
“Nếu chúng ta chịu thay đổi tư duy, chịu mở tâm thì nhất định sẽ tìm ra giải pháp tốt hơn, không chỉ cho việc kinh doanh mà là cho sự phát triển”.
Động Lực đúng xuất phát từ Tâm Yêu Thương rộng mở
Lúc trước anh có nhắc đến Động Lực! Vậy Tâm Yêu Thương và Động Lực có liên quan đến nhau như thế nào?
Động Lực là trả lời cho câu hỏi: Mình làm vì điều gì? Thông thường, khi sinh viên tốt nghiệp đại học chẳng hạn nhé, thì động lực là kiếm tiền để sống. Rồi sau đó thì Động Lực để phát triển lên các vị trí tốt hơn, công việc tốt hơn, thu nhập tốt hơn. Nhưng nếu chỉ đi theo Động Lực đơn thuần đó thì đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ dừng lại, vì nó chỉ là Động Lực cá nhân.
Đến một lúc nào đó, Động Lực cá nhân này cần phải được “nâng tầm”, hòa cùng với Động Lực phát triển của cộng đồng. Lúc ấy thì chúng ta lại cần quay về triết lý của sự Hy Sinh, cụ thể ở đây là hy sinh cho đội ngũ. Ví dụ, khi em ở vị trí quản lý, thì em không chỉ làm việc vì sự phát triển của cá nhân em, mà còn vì đội ngũ, vì từng thành viên trong đội ngũ. Nếu như trưởng phòng hay trưởng nhóm mà không chiến đấu vì đội ngũ thì phòng đó, nhóm đó không phát triển được. Cứ như thế, Động Lực sẽ phát triển dần lên.
Ngược trở lại, chúng ta phải luôn Mở Tâm để Động Lực của chúng ta vượt lên một bậc. Ví dụ ở cấp độ doanh nghiệp thì Động Lực của chúng ta không chỉ là chiến đấu vì doanh số, vì lợi nhuận, mà phải chiến đấu vì cộng đồng, vì việc mang lại những giá trị cao hơn giá trị kinh tế cho cộng đồng.
Box phần này:
Trong trường hợp của IMC – là một doanh nghiệp đặt cho mình sứ mệnh chiến đấu vì sức khỏe cộng đồng, thì Động Lực cuối cùng của mỗi IMCer cũng sẽ là chiến đấu vì sức khỏe cộng đồng, chiến đấu để mang lại những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có giá trị cho cộng đồng, và hệ quả là qua đó, bản thân chúng ta – bản thân IMC, sẽ phát triển.
Nhưng đó chỉ là phát triển về chiều tiến, mà Động Lực thì phải cần có sức nặng ở mỗi giai đoạn. Có “lực” mà không “động” thì không hích được ai. Nhưng có “động” mà không có “lực” thì cũng không thể phát triển. Vậy có cách nào để chúng ta có Động Lực đúng và đủ mạnh?
Khi em đặt Động Lực của mình là chiến đấu vì cộng đồng thì em sẽ có suy nghĩ chỉ vì người khác không vì mình nữa, bởi vì trong cái vì người khác đó đã có mình. Lối nghĩ tạo ra suy nghĩ, suy nghĩ tạo ra hành động, hành động tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, tính cách tạo số phận. Động Lực là cái gốc và kết quả của nó là Số Phận. Người dù rất giỏi nhưng động lực chỉ hạn hẹp nhưng không phát triển qua chính bản thân mình được.
Làm thế nào để nhận biết Động Lực đúng? Nói em Mở Tâm đi thì nghe hơi hô khẩu hiệu nhỉ? Cứ quay về một thứ rất đơn giản thôi – đó là làm mọi việc, từ nhỏ đến lớn, đều làm đến tận cùng, triệt để. Làm việc triệt để có trách nhiệm lâu ngày sẽ tạo thói quen và hiểu ra động lực là gì? “Quy trình” đơn giản chỉ là: Tìm hiểu về lý thuyết à Tìm hiểu thực tế người khác đã làm trong công việc đó à Thử nghiệm với quy mô từ nhỏ đến lớn. Thói quen làm việc theo “quy trình” sẽ giúp chúng ta trả giá ít hơn, và lâu dần, chúng ta sẽ nhận ra Động Lực đúng.
? Nhưng làm việc theo quy trình thì có dẫn đến việc bảo thủ, ỷ lại vào quy trình, chính lại là một Động Lực xấu để ngăn cản sự phát triển không anh?
Đừng quên là mọi quy trình đều luôn cần được… kaizen. Và quá trình kaizen quy trình chính là quá trình yêu cầu sự Mở Tâm mạnh mẽ nhất! Lại quay về vấn đề Mở Tâm nhé! Nếu ít bảo thủ thì sẽ có thể tìm hiểu, lắng nghe, chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và đừng quên Bình Đẳng để lựa chọn các giải pháp tốt nhất để phù hợp cho việc mình làm. Nếu độ Mở Tâm ít hơn, bảo thủ nhiều hơn, lắng nghe ít hơn, thì mình sẽ phải trả giá nhiều hơn. Trong mọi chuyện, cần phải xem xét 3 yếu tố là: Công việc hoàn thành; Người đi cùng mình phát triển và Mình phát triển. Nó giống như 3 cái chân kiềng, thiếu một khía cạnh nào cũng sẽ thất bại. Và em đừng quên rằng người đi cùng mình bản chất là cộng đồng xung quanh mình, không đơn giản chỉ là người cùng làm. Đối với ngành Chăm sóc sức khỏe thì người đi cùng chúng ta có thể là người dân,… bệnh nhân, đối tác và toàn bộ đội ngũ chúng ta.
Đấy, mọi chuyện phức tạp chỉ xoay quanh những thứ đơn giản. Luyện Tâm cũng vậy, chỉ xoay xung quanh những vấn đề đơn giản nhất như vậy thôi!