Việc tốt nhất của IMC bây giờ là tạo cơ chế, để những con người sáng tạo ở các đơn vị phòng ban… hiện tại dám đứng lên để đề xuất những giải pháp táo bạo mà đem lại hiệu quả cho chính đơn vị ấy, hay chí ít là giúp chính người đó làm việc năng suất hơn.
CỨ “CỔ ĐIỂN” MÃI CÓ NGÀY CHẾT ĐÓI?
Nói “chết đói” có vẻ hơi nặng nề bởi hiều người lý luận “giờ thịt còn chẳng muốn ăn nữa là…”. Vâng, cứ cái lý thuyết ấy vẫn là cản trở lớn để người nhà IMC phát triển.
Ví thử như cái “anh” Sharing Economy ấy, (bác nào hay đi taxi thì rõ) bỗng dưng trở nên “mốt” vì có Uber nhảy vào, rõ ràng là nó cướp cơm của các lái xe taxi Việt Nam, nhưng nhà nhà đòi học theo, áp dụng và hiệu quả là trên cả mong đợi. Vì sao ư? Thực ra Sharing Economy tồn tại từ lâu rồi và vì nó quá ư là tiện dụng. Một sự “sáng tạo” đánh đổi biết bao nhiêu nhân công đấy chứ?
Cách đây 6 năm, lần đầu tiên nhà tôi có khách nước ngoài, chẳng phải quen biết gì vợ chồng tôi đâu mà vì “bác ấy biết nhà tôi có phòng thừa nên xin tá túc”, vợ tôi đã cung cấp thông tin trên một kênh mạng nào đó.
Sau đấy thì vợ con tôi cũng “nhấc mông” đi Pháp du lịch bụi, hài một nỗi, 2 “cụ” chỉ xin tiền vé máy bay. Bảo ăn ở thế nào, 2 “cụ” trình bày là đã sẽ ở nhờ các gia đình bên đó, thiên hạ gọi là “home stay” và không mất tiền.
Hồi đó tôi còn khờ khạo lắm, thấy thế thì lo cuống quýt, chỉ sợ vợ con “bơ vơ” nơi đất khách quê người, vì mỗi lần tôi đi nước ngoài mặc dù đã tính toán, cân nhắc, tìm phòng, lên lịch trình kỹ như dệt vải… xong kiểu gì cũng mất cả núi tiền. Còn vợ con mình tý tiền mà thì đi nhoay nhoáy. Và sau lần ấu tôi được vợ con khai sáng cho cáo gọi là mạng “Couchsurfing”.
Một bác làm ở FPT kể với tôi rằng, có lần bác ấy công tác ở Ấn Độ, vì không đặt được hãng quốc gia nên bác lại đi bằng Air Asia. Cũng transit hẳn hoi đấy chứ, nhưng khi đến sân bay thì chẳng thấy cầu thang, terminal thì bé ti ti, nhìn cứ như siêu thị BigC. Đang ngơ ngơ, ngáo ngáo lo bị “bỏ bom” thì bị lùa xuống. Hoảng quá, bác mới bảo nhân viên: “Tôi transit, chứ không xuống Malaysia”. Nhân viên nở nụ cười nhẹ nhàng mà rằng: “Mời anh cứ đi theo đúng hướng dẫn, anh sẽ đến được chỗ anh cần”. Quả nhiên là như thế thật. Sau “chương trình ấy”, bác ta phải “lác mắt” mất mấy ngày, gớp, quy trình chặt chẽ là… chưa bao giờ bác ấy thấy chỗ nào “khép kín” như chỗ ấy, không hề có chỗ nào thừa nào, mà thao tác kỹ thuật của nhân viên cũng rất “gọn ghẽ và hợp lý”.
Được biết hãng Air Asia giá rẻ bằng nửa giá của các hãng khác mà lãi ầm ầm. Và bác ấy kết luận rằng: “vì nó không có thao tác thừa nên làm việc hiệu quả”.
Như vậy là có hai mô hình “sáng tạo” căn bản: Bỏ hết các phần thừa của ta, hoặc sử dụng những năng lực thừa của thằng khác.
Đấy, vứt bỏ quy trình thừa, đòn bẩy năng suất và sử dụng nền tảng toàn cầu (global platform) là 3 vũ khí, mà mỗi người chúng ta, đặc biệt là muốn tăng năng suất để hội nhập TPP như công ty tai bây giờ phải biết. Muốn thành công thì phải áp dụng các công nghệ mới nhất, giảm giá thành và vươn ra toàn cầu từ ngày đầu.
Nhìn lại IMC, muốn hội nhập TTP, tăng năng suất lao động, không có con đường nào ngắn hơn là phải sáng tạo, cải tiến không ngừng. Sáng tạo không có nghĩa là phải tạo ra công nghệ, phải làm được cái gì quá to tát vĩ mô. Sáng tạo đơn giản có thể là biết lợi dụng công nghệ ở mọi chỗ mọi nơi để tạo sự khác biệt, thế thôi.