Trước khi tìm hiểu cơ chế, tác dụng của thực phẩm chức năng tạo ra sức khỏe sung mãn, chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm: sức khỏe sung mãn là gì?
Theo chuyên gia Byron Johnson Esq. (2007), chủ tịch Liên minh toàn cầu các Hiệp hội về dược liệu thực phẩm chức năng (IADSA) cho hay: sức khỏe sung mãn là tình trạng sức khỏe có chất lượng cao nhất mà một đời người có thể đạt được trong suốt quãng đời của mình.
Chuyên gia cũng cho rằng: Sức khỏe sung mãn là tình trạng không gặp phải các bệnh và các chứng sau:
Viêm khớp.
Loãng xương.
Cao huyết áp.
Động mạch vành.
Tiểu đường.
Chứng béo phì.
Bị đột quỵ.
Chứng mất trí nhớ.
Ung thư…
Cơ chế tác dụng của Thực phẩm chức năng tạo sức khỏe sung mãn:
Cơ thể sống cần 2 có yếu tố cơ bản:
1 là: Cấu tạo các cơ quan, các tổ chức của cơ thể từ các tế bào với các thành phần được cấu tạo từ Protid, Lipid, chất khoáng, Glucid, Vitamin, nước…
2 là: Quá trình trao đổi chất, hay quá trình chuyển hóa vật chất với hàng loạt những phản ứng hóa học xảy ra với tốc độ cực kỳ nhanh nhạy.
Do đó, để duy trì được sự sống, cần phải đảm bảo được 2 yêu cầu trên: Cấu tạo các cơ quan và quá trình trao đổi chất đầy đủ, kịp thời.
Trong điều kiện sản xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm hiện nay, đặc biệt là sử dụng các loại chất bảo quản, tăng trưởng… dẫn tới việc thiếu hụt các chất, vi chất ảnh hưởng lớn tới hai quá trình trên. Thực phẩm chức năng sẽ cung cấp các yếu tố (như: bổ sung Vitamin, hoạt chất sinh học, khoáng chất, axit amin) để đảm bảo cho 2 quá trình trên hoạt động như bình thường .
Thực phẩm chức năng là một trong 3 yếu tố cơ bản đảm bảo cho sức khỏe sung mãn.
Muốn đảm bảo có sức khỏe sung mãn, con người cần phải kết hợp 3 yếu tố cơ bản sau:
Một là: Chế độ ăn uống và dinh dưỡng:
Cần dử dụng thực phẩm chức năng để bù vào sự thiếu hụt các Vitamin, axit amin, hoạt chất sinh học, khoáng chất, là những chất cần thiết để cấu tạo nên các cơ quan tổ chức của cơ thể và cần thiết trong quá trình chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể.
Hai là: Các hoạt động vận động thân thể.
Ba là: Các hoạt động giải tỏa căng thẳng.
Thực phẩm chức năng Đối với chế độ ăn uống và dinh dưỡng:
Ngoài áp dụng chế độ ăn thích hợp, con người ngày nay cần thiết sử dụng thực phẩm chức năng để bù vào sự thiếu hụt và bổ sung tăng cường các vi chất có lợi cho cơ thể.
Trong quá trình xây dựng, phát triển của cơ thể, ở mỗi thời kỳ, giai đoạn của cuộc đời cần thiết các loại vi chất khác nhau và hàm lượng các chất khác nhau.
Hiện nay, do điều kiện môi trường sống, quy trình sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, phương thức ăn uống… nên khẩu phần ăn của các độ tuổi đang bị thiếu hụt nhiều chất, đặc biệt là các vi chất.
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sẽ làm cho khẩu phần ăn của các lứa tuổi, độ tuổi có đủ các chất cần cho sự phát triển cũng như tăng cường các chức năng vượt trội.
Ví dụ dễ hiểu là, sử dụng sữa bổ sung axit folic, DHA, … cho trẻ em, bà mẹ mang thai, sữa bổ bổ sung canxi cho người ở độ tuổi cao, hoặc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin, khoáng chất cho những người luyện tập thể thao mạnh. Cũng có thể bổ sung thực phẩm chức năng tăng cường các chức năng của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu chất dinh dưỡng thường gặp, phòng ngừa các căn bệnh mãn tính…
Thực phẩm chức năng đối với vấn đề vận động thân thể:
Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, muốn có sức khoẻ sung mãn thì cần phải có một chế độ tập luyện theo các nguyên tắc:
Toàn diện: Cần tập luyện toàn thân cũng như từng bộ phận cơ thể, cả tập luyện thể lực lẫn tập luyện để nâng cao sức chịu đựng, khiến cho cơ thể bền bỉ, dẻo dai và khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, điều kiện sống, môi trường, hay điều kiện làm việc.
Nâng cao dần: Cần có một chế độ tập luyện từ thấp lên cao, từ dễ đến khó hay nói cách khác là từ đơn giản đến phức tạp, khi đến ngưỡng thích hợp thì duy trì và xem xét về sự nâng cao tiếp theo (nếu được).
Thường xuyên: Tập luyện thường xuyên mỗi ngày với thời gian tăng dần trung bình mỗi ngày tập luyện từ 30 đến 60 phút. Tránh trường hợp nay tập mai nghỉ, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Thực sự thực tế: tuỳ theo điều kiện của mỗi người, mỗi gia đình, mà có thể tập luyện tại nhà, ngoài công viên,hay tại các câu lạc bộ với các hình thức như: đi bộ, chạy bộ, tập trên máy, tham gia các môn thể thao, các câu lạc bộ nhảy múa, bơi…
Giải toả căng thẳng: Đây là vấn đề mà hầu như ai cũng gặp phải hàng ngày. Căng thẳng thần kinh là những áp lực về mặt tâm lý cũng như những biến động trong gia đình, xã hội, nơi làm việc tác động lên con người gây mất cân bằng. Nếu căng thẳng cứ thường xuyên lặp lại người ta sẽ không làm chủ được, sẽ không thích ứng được với những biến đổi do vấn đề đó đưa đến. Lâu dần có thể sẽ bị rối loạn về thể chất và tâm thần. Các rối loạn này là nguy cơ gây nên bệnh tật như:
Khi bị căng thẳng có sự tăng tiết hormone như Glucocorticoid và Adrenalin của tuyến thượng thận, làm mạch co lại, giảm Na và nước trong cơ thể, dẫn tới cao huyết áp.
Khi nồng độ Glucocorticoid và Adrenalin trong máu cao do căng thẳng thần kinh sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch dễ bị các bệnh nhiễm trùng.
Khi bị căng thẳng, có sự phóng thích Insulin hoặc Insulin tiết ra đầy đủ, dẫn tới tăng đường huyết và gây ra tiểu đường.
Khi căng thẳng có sự rối loạn chuyển hoá chất béo, tăng lượng Cholesterol, dễ dẫn đến vữa xơ động mạch, gây cao huyết áp, đau thắt tim, đột quỵ.
Như vậy nếu không giải toả được căng thẳng thì cũng không thể có được sức khoẻ sung mãn. Do đó, mỗi người cần phải có biện pháp giải toả những căng thẳng của bản thân mình.