Hiện nay, yến sào là sản phẩm được ưa chuộng và khá phổ biến trên thị trường. Từ trẻ con đến người già đều có thể tiếp cận, mua và sử dụng với những mục đích khác nhau như giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ. Đặc biệt giúp phục hồi chức năng phổi, tốt cho tim mạch, gan, thận sau khi nhiễm bệnh.
Yến sào hay tổ yến là tổ của con chim yến được làm từ nước dãi của chim yến bị kết đông do tiếp xúc với không khí. Theo các chuyên gia, Tổ yến chứa 42,8 – 54,9% protein; nhiều glucose; các acid amin cần thiết khó thay thế: cystein, phenyllamin, tyrosin…; các vitamin B, C, E, PP; các muối natri, sắt, phosphor và các nguyên tố vi lượng. Trong Đông Y, Tổ yến tính bình, vị ngọt, có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, ích khí bổ trung, sử dụng lâu ngày ngoài việc tư bổ cơ thể, tăng cường thể lực, nâng cao khả năng tính dục ra, còn hỗ trợ giúp dưỡng da đẹp tóc, thân thể khỏe đẹp.
Nhà nước Việt Nam cũng đã đưa ra các văn bản pháp luật khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình phát triển kinh tế thông qua hoạt động nuôi chim yến để khai thác sản phẩm Tổ yến:
- Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
- Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/07/2013 QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ NUÔI CHIM YẾN
Theo định hướng đổi mới của IMC năm 2023, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài đặc điểm để có thể hiểu rõ hơn về ngành yến sào.
Phân biệt các dạng Tổ yến
- Dựa theo nguồn gốc:
- Yến đảo: là loại yến sinh sống trong các hang động với điều kiện tự nhiên mát mẻ, độ ẩm cao.
- Yến nhà: là loại yến nuôi trong những căn nhà chuyên dùng để nuôi yến, bên trong sẽ lắp các thiết bị dẫn dụ và công cụ tạo môi trường, nhiệt độ giống với các hang động.
- Yến đảo sẽ có giá cao hơn yến nhà. Yếu tố quyết định giá bán của yến đảo không phải nằm ở hàm lượng dinh dưỡng mà nó nằm ở phần chi phí và rủi ro các người thợ gặp phải khi khai thác ngoài đảo.
- Dựa theo tuổi già của yến: Yến càng già sẽ làm tổ đẹp và to hơn so với yến non. Khi chưng cất, độ nở và giòn dai của yến già cũng nhỉnh, thơm ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Giá của yến già sẽ cao hơn so với yến non.
- Dựa theo độ sạch của yến:
- Yến thô: là loại yến nguyên thuỷ, còn lông và chứa nhiều tạp chất. Tổ yến thô thường có hình dạng vòng cung, có mùi thơm đặc trưng của yến (mùi giống như lòng trắng trứng gà), thường có trọng lượng từ 3-4gam/tổ. Khi nở ra có kích thước gấp đôi so với ban đầu, sợi yến trong và dai, khi chưng lên vẫn đảm bảo được hình dáng ban đầu của tổ yến.. Tuy nhiên, khi chế biến yến thô sẽ mất khá nhiều thời gian cùng quy trình phức tạp.
- Yến sơ chế: là yến thô đã được làm sạch lông và các tạp chất. Đây cũng là loại yến sào được người tiêu dùng chọn mua và sử dụng nhiều nhất. Mùi vị và hương thơm của loại yến này khi chế biến lên khá giống với yến thô và hàm lượng dinh dưỡng vẫn được giữ hoàn toàn nguyên vẹn.
- Yến tinh chế: là các sản phẩm yến đã trải qua quy trình làm sạch lông cũng như các tạp chất và được ép thành tổ trong các khuông định hình và được sấy khô (do lúc khai thác tổ yến, vô cùng dễ khiến tổ yến mắc vỡ, vụn. Những tổ yến vỡ này sẽ thông qua quá trình ngâm nở, khiến cho sạch lông và chế biến thành tổ yến tinh chế). Do vậy, sản phẩm này vô cùng phù hợp cho mọi người vì dễ sử dụng. Tuy nhiên, đây là dòng sản phẩm dễ bị làm giả cũng như bị pha các tạp chất nên cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi chọn một địa chỉ để mua sản phẩm.
- Dựa theo màu sắc yến: Trên thực tế, nếu xét về mặt giá trị dinh dưỡng thì bạch yến, hồng yến hay huyết yến đều có hàm lượng như nhau nhưng vì độ khan hiếm nên chúng mới có giá thành chênh lệch như vậy.
- Bạch yến: là loại tổ yến có màu trắng, là loại yến thông dụng. Đây là loại có giá thành rẻ nhất trong 3 loại.
- Hồng yến: là sản phẩm yến có màu cam, vàng và phớt hồng. Tuy có giá trị dinh dưỡng không quá khác biệt so với yến nuôi nhưng đây lại là loại có giá thành cao hơn bởi có nguồn gốc từ tự nhiên nên được nhiều người lựa chọn cùng với mức chi phí khá là tốn kém.
- Huyết yến (có màu đỏ như máu): được xem là loại yến cực kỳ quý hiếm khi chỉ thu hoạch 1-2 lần trong năm với số lượng rất nhỏ, chiếm khoảng 10% sản lượng trong tự nhiên. Trong quá trình xây tổ, chim yến không đủ nước bọt nên phải dùng máu của mình để trộn lẫn vào nước bọt nên mới có màu đỏ tươi như vậy. Đây còn là loại sản phẩm có giá thành rất đắt bởi giá trị dinh dưỡng cực kỳ lớn, chất lượng cao lại có quy trình khai thác hết sức nguy hiểm.
Đối tượng sử dụng Tổ yến
- Liều lượng ăn tổ yến hợp lý:
- Trẻ em 1-4 tuổi: 1–2 gram tổ yến tinh/ngày
- Trẻ em 4 tuổi trở lên, Phụ nữ mang thai, và thanh niên: 2–3 gram yến tinh/ngày
- Người già, người có bệnh (tiểu đường, ung thư, mới mổ dậy…): 3-4 gram yến tinh/ngày
- Những người không nên dùng yến sào
Theo Đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng tốt vào các kinh phế và vị, hiệu quả dưỡng âm bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt… thì không nên sử dụng bởi cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa rất kém, ăn nhiều vừa lãng phí lại khiến bệnh phát triển nặng thêm.
- Những người đang bị các bệnh: ho nhiều đờm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu… là bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt, cơ thể gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tì vị còn quá yếu. Những người này đặc biệt không thể hấp thu các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm như tổ yến bởi nó sẽ dễ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Những người cao tuổi, người gầy yếu, cơ thể xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu, không hấp thu được thực phẩm, dưỡng chất. Việc dùng Tổ yến kéo dài có thể gây ra khó tiêu, chướng bụng và các hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa.
- Người suy dương, tiểu lỏng, nước tiểu trong không nên dùng tổ yến sào.
- Trẻ em dưới 07 tháng tuổi hoặc đang bị sốt cũng không nên sử dụng yến sào, do lúc này hệ tiêu hóa hấp thụ của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, chưa đủ cứng cáp để tiêu thụ loại thực phẩm có thành phần bổ dưỡng này.
Tham khảo:
- Báo sức khỏe và đời sống: https://suckhoedoisong.vn/to-yen-tot-nhung-co-the-ban-chua-biet-169210819124124398.htm#:~:text=Theo%20c%C3%A1c%20chuy%C3%AAn%20gia%2C%20T%E1%BB%95,c%C3%A1c%20nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%91%20vi%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng.
- Cổng thông tin điện tử Sở y tế Nam Định: https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/to-yen-rat-bo-duong-nhung-co-nhung-nguoi-khong-nen-dung-4439
Nguồn: Thu Linh QA