Bước sang 2016 với thông điệp “Nâng cao năng suất để hội nhập TPP”, Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế (IMC) đang nỗ lực hết mình để hoàn thiện bộ máy nhân sự, đưa vào sản xuất thêm 01 nhà máy mới và hơn hết, 100% nhân sự cần phải hiểu rất chi tiết và cụ thể về những cơ hội và thách thức của ngành TPCN Việt Nam trên “sân chơi TPP”.
Chúng ta cần phải hiểu rõ TPP là một sân chơi lớn dành cho các doanh nghiệp với thị trường xuất khẩu lên tới hơn 800 triệu dân và chiếm đến 40% GDP của thế giới. Như vậy, đây hiển nhiên là một cơ hội lớn không chỉ cho ngành TPCN mà còn cho tất cả các ngành khác.
IMC hiểu rằng, Khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP, những ưu đãi về thuế quan của các sản phẩm có thể giảm tối đa (bằng 0 hoặc gần như bằng 0), các chính sách đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ cơ hội hợp tác song phương, đa phương,… sẽ là những thuận lợi lớn cho sự phát triển nếu các doanh nghiệp của Việt Nam hiểu/biết và tận dụng thời cơ mà hiệp định TPP đem lại trong đó có IMC.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và IMC nói riêng cũng cần hiểu thêm rằng: việc ra nhập hiệp định TPP cũng khiến cho các doanh nghiệp gặp không ít thách thức.
Thách thức đầu tiên phải kể đến: đây là một hiệp định lớn với nhiều điều khoản và quy tắc nhưng thời gian đầu các doanh nghiệp chắc chắn sẽ còn không ít bỡ ngỡ, một số lại không có được thông tin rõ ràng và đầy đủ, nhiều doanh nghiệp (IMC chắc hẳn không nằm ngoại lệ) không biết được trong 30 chương của Hiệp định thì đơn vị mình thuộc về những chương nào hay những chủ trương của Chính phủ khi đàm phán là như thế nào? Có ảnh hưởng tới đơn vị mình hay không?… Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp TPCN nói chung và IMC nói riêng gần như trong thế “bị động” và chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thực sự để bước vào sân chơi này.
Thêm vào đó, TPP kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nguyên liệu sản phẩm, nghĩa là, nếu một doanh nghiệp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thì mới được hưởng mức thuế bằng 0, còn không thì vẫn sẽ phải chịu mức thuế như bình thường. Điều này cũng sẽ là 1 vấn đề tương đối khó với các đơn vị nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng như IMC bởi với hàng trăm sản phẩm sản thì cần đến hàng nghìn loại dược liệu, mà hàng nghìn loại dược liệu đó công ty trồng được một vài trăm loại đảm bảo tiêu chuẩn đã là việc rất khó rồi. Và đương nhiên sẽ phải mua dược liệu từ bên ngoài để phục vụ sản xuất. Vậy làm sao công ty chứng minh được nguồn gốc của cả số dược liệu đó?
Đối với mỗi doanh nghiệp, sẽ luôn có 3 vấn đề cần quan tâm đó là: yếu tố thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu và yếu tố cạnh tranh trong chính thị trường nội địa.
Khi Việt Nam là thành viên của TPP, IMC cũng cần hiểu rằng, làm thế nào để các sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài, để không bị “thua thiệt” ngay tại sân nhà.
IMC cũng phải thừa nhận một điều rằng, nhiều doanh nghiệp TPCN nước ngoài đã sản xuất TPCN ở một mức cao hơn hẳn chúng ta, bởi đây là những nước phát triển, họ sẵn sàng đầu tư trang thiết bị tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại, nguyên liệu công nghệ sinh học mới…
Và IMC chắc chắn sẽ cần phải nỗ lực học hỏi, luôn đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động để sẵn sàng cho cuộc chơi lớn.